Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là những ai theo quy định?
Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là ai?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất (sau đây gọi là người sản xuất), nhập khẩu (sau đây gọi là người nhập khẩu), xuất khẩu (sau đây gọi là người xuất khẩu), bán hàng, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là người bán hàng).
7. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là người tiêu dùng, tổ chức đánh giá sự phù hợp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan kiểm tra và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa là những ai theo quy định? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, nghĩa vụ của tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng, sản phẩm hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
(1) Đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
(2) Không được từ chối cung cấp dịch vụ khi không có lý do chính đáng.
(3) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức được đánh giá sự phù hợp, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
(4) Bảo đảm công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, chính xác và không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(5) Bảo đảm trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
(6) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
(7) Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đánh giá sự phù hợp.
(8) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá sự phù hợp.
(9) Trả tiền phạt cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được đánh giá trong trường hợp cung cấp sai kết quả đánh giá sự phù hợp.
Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá, trường hợp các bên không thoả thuận được thì mức phạt do trọng tài hoặc toà án quyết định, nhưng không vượt quá 10 lần chi phí đánh giá.
(10) Bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
Đánh giá sự phù hợp
1. Việc thử nghiệm được quy định như sau:
a) Thử nghiệm phục vụ hoạt động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được thực hiện theo thoả thuận với tổ chức thử nghiệm;
b) Thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện tại phòng thử nghiệm được chỉ định.
2. Việc giám định được quy định như sau:
a) Giám định phục vụ mục đích thương mại do tổ chức giám định thực hiện theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định;
b) Việc giám định phục vụ quản lý nhà nước do tổ chức giám định được chỉ định thực hiện.
3. Việc chứng nhận được quy định như sau:
a) Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận;
b) Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện.
4. Việc kiểm định được quy định như sau:
a) Kiểm định bao gồm kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường;
b) Việc kiểm định phải do tổ chức kiểm định được chỉ định thực hiện.
5. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu chung đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
b) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
c) Đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng, sản phẩm hàng hóa phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu chung đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
- Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
- Đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?