Mẫu Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm mới nhất? Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm là gì?
- Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm là gì? Được tạm ngừng thanh toán tiền mua hàng không nếu bên bán giao sản phẩm không đúng chất lượng đã thỏa thuận?
- Mẫu Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm mới nhất?
- Gian lận, lừa dối khách hàng về chất lượng hàng hóa khi mua bán hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật về thương mại?
Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm là gì? Được tạm ngừng thanh toán tiền mua hàng không nếu bên bán giao sản phẩm không đúng chất lượng đã thỏa thuận?
Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm là một tài liệu pháp lý được lập ra để ghi nhận và xác nhận rằng một sản phẩm nào đó đã được kiểm tra và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hoặc yêu cầu của khách hàng.
Biên bản này thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại, đặc biệt là khi sản phẩm được cung cấp cho khách hàng hoặc khi có yêu cầu kiểm tra chất lượng từ các bên liên quan.
Thông thường, nội dung chính của biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm bao gồm:
(1) Thông tin các bên:
Tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên lạc của bên cung cấp sản phẩm (nhà sản xuất, nhà cung cấp).
Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của bên nhận sản phẩm (khách hàng, đối tác).
(2) Tiêu đề biên bản:
Tiêu đề rõ ràng, ví dụ: "Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm".
(3) Thông tin về sản phẩm:
Tên sản phẩm, mã sản phẩm, số lô sản xuất, và các thông tin liên quan khác.
Số lượng sản phẩm được kiểm tra.
(4) Kết quả kiểm tra chất lượng:
Mô tả chi tiết về quy trình kiểm tra chất lượng đã thực hiện.
Kết quả kiểm tra, bao gồm các chỉ tiêu chất lượng đã được xác nhận (ví dụ: kích thước, trọng lượng, độ bền, độ an toàn, v.v.).
Các tiêu chuẩn chất lượng mà sản phẩm đã đáp ứng.
(5) Cam kết:
Cam kết của bên cung cấp về chất lượng sản phẩm và trách nhiệm trong trường hợp sản phẩm không đạt yêu cầu.
(6) Kết luận:
Tóm tắt lại các thông tin và nhấn mạnh việc sản phẩm đã được xác nhận đạt chất lượng.
(7) Chữ ký:
Chữ ký của đại diện bên cung cấp và bên nhận sản phẩm để xác nhận nội dung biên bản.
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Thương mại 2005 như sau:
Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.
Theo đó, trong hợp đồng thương mại trường hợp bên bán giao hàng hóa là sản phẩm không đúng chất lượng đã thỏa thuận và bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán khắc phục được chất lượng hàng hóa cho phù hợp với thỏa thuận.
Lưu ý: Trường hợp tạm ngừng thanh toán mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định.
Mẫu Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm mới nhất? Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm mới nhất?
Hiện nay, Luật Thương mại 2025 và các văn bản pháp luật liên quan không quy đinh cụ thể Mẫu Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm. Do đó, người đọc có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Biên bản xác nhận chất lượng sản phẩm mới nhất
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Gian lận, lừa dối khách hàng về chất lượng hàng hóa khi mua bán hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật về thương mại?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 320 Luật Thương mại 2005 như sau:
Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm:
a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài;
b) Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;
c) Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;
d) Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;
đ) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;
g) Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
i) Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
k) Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
l) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
m) Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, gian lận, lừa dối khách hàng về chất lượng hàng hóa khi mua bán hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật về thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?