Quyền và nghĩa vụ của người nhập khẩu đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào?
Quyền của người nhập khẩu đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa là gì?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, quyền của người nhập khẩu đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
(1) Quyết định lựa chọn mức chất lượng của hàng hóa do mình nhập khẩu.
(2) Yêu cầu người xuất khẩu cung cấp hàng hóa đúng chất lượng đã thoả thuận theo hợp đồng.
(3) Lựa chọn tổ chức giám định để giám định chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu.
(4) Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho hàng hóa nhập khẩu theo quy định.
(5) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng sản phẩm, hàng hóa do mình nhập khẩu.
(6) Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
(7) Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(8) Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của người nhập khẩu đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của người nhập khẩu đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào?
Nghĩa vụ của người nhập khẩu đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, cụ thể như sau:
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.
- Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hóa.
- Thông báo điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
- Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành hàng hóa cho người bán hàng, người sử dụng.
- Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng trả lại.
- Kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Tái xuất hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được; chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Thu hồi, xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
- Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trả chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 37; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
07 chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm những gì?
07 chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Điều 6 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, bao gồm:
(1) Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.
(2) Xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
(3) Đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(4) Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(5) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.
(6) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(7) Mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp; khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thống kê chất lượng đảng viên cuối năm mới nhất? Tải mẫu? Khung tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm?
- Mẫu công văn xin gia hạn công nợ mới nhất là mẫu nào? Cách viết công văn xin gia hạn công nợ chi tiết?
- Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình là mẫu nào? Có bao nhiêu bước thiết kế xây dựng?
- Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi hằng năm của BQLDA nhóm 1 sử dụng vốn NSNN mới nhất? Thời gian thẩm tra và phê duyệt báo cáo?
- Mẫu Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất theo NĐ 123? Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?