Tiền lương chi trả cho người lao động thử việc có được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp không?

Tiền lương chi trả cho người lao động thử việc có được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp không? Hướng dẫn giải đáp sớm giúp anh vấn đề này nhé! Cảm ơn em! Đây là câu hỏi của anh X.V đến từ Long An.

Lao động thử việc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng phải tham bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì trong các loại hợp đồng lao động không có hợp đồng thử việc. Có thể khẳng định rằng hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động nên không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, lưu ý thêm rằng nếu thời gian thử việc không lập một hợp đồng thử việc riêng mà thời gian thử việc này ghi chung trong Hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp này phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tức là:

- Nếu ký hợp đồng thử việc riêng sau đó ký Hợp đồng lao động thì thời gian thử việc không tham gia bảo hiểm xã hội;

- Nếu ký hợp đồng lao động trong đó có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian thử việc vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

thử việc

Lao động thử việc (Hình từ Internet)

Tiền lương chi trả cho người lao động thử việc có được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp không?

Về chi phí được trừ liên quan đến lao động thử việc: Mình có thể tham khảo qua Công văn 12131/CT-TTHT năm 2016 về chi phí được trừ do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành thì:

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
…”
Trường hợp Công ty theo trình bày có thực hiện tuyển dụng nhân sự thông qua việc sẽ gửi thư mời nhận việc (thư mời nhận việc được xem như một bản chấp thuận tham gia thời gian thử việc của Công ty) thì hồ sơ chứng từ như: thư mời nhận việc có xác nhận của 2 bên, các chứng từ chi tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp là căn cứ để Công ty tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định nêu trên.

Như vậy, có thể hiểu rằng tiền lương chi trả cho người lao động thử việc vẫn được tính vào chi phí hợp lý nếu có đủ chứng từ theo như hướng dẫn trong Công văn.

Hợp đồng thử việc phải có những nội dung chủ yếu nào?

Hợp đồng thử việc phải có những nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, hợp đồng thử việc phải có những nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Người lao động làm việc cho ai và chịu sự quản lý của ai? Chính sách của Nhà nước dành cho người lao động?
Pháp luật
Người lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Người cao tuổi đi làm thì có được giảm giờ làm không?
Pháp luật
Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hàng hóa sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động mang yếu tố nào? Bóc lột sức lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Job là gì? Người lao động có được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
3,643 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào