Thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm những nội dung gì? Nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính?
Thuyết minh báo cáo tài chính là gì?
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận của Hệ thống báo cáo tài chính theo Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC, được lập để giải thích, phân tích, bổ sung các thông tin vầ tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cung ứng - kinh doanh cũng như các kết quả marketing của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính không thể mô tả rõ ràng và cụ thể. Qua đó, hiểu rõ và chính xác hơn tình hình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính?
Căn cứ theo mẫu thuyết minh báo cáo tài chính cho doang nghiệp quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, thuyết minh báo cáo tài chính sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:
+ Hình thức sở hữu vốn:
+ Lĩnh vực kinh doanh:
+ Ngành nghề kinh doanh:
+ Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường
+ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính:
+ Cấu trúc doanh nghiệp
+ Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên Báo cáo tài chính (có so sánh được hay không, nếu không so sánh được phải nêu rõ lý do như vì chuyển đổi hình thức sở hữu, chia tách, sáp nhập, nêu độ dài về kỳ so sánh...)
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Các chính sách kế toán áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục
- Các chính sách kế toán áp dụng (trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
+ Tiền
+ Các khoản đầu tư tài chính
+ Phải thu của khách hàng
+ Phải thu khác
+Tài sản thiếu chờ xử lý (Chi tiết từng loại tài sản thiếu)
+ Nợ xấu
+ Hàng tồn kho
+ Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình
+ Vay và nợ thuê tài chính thuê tài chính
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Những thông tin khác
+ Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác;
+ Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
+ Thông tin về các bên liên quan;
+ Trình bày tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo bộ phận (theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của chuẩn mực kế toán số 28 "Báo cáo bộ phận";
+ Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong báo cáo tài chính của các niên độ kế toán trước);
+ Thông tin về hoạt động liên tục;
+ Những thông tin khác
Nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 115 Thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định về nguyên tắc lập và trình bày thuyết minh báo cáo tài chính, như sau:
- Khi lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và hướng dẫn tại Chế độ Báo cáo tài chính này.
- Khi lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (kể cả dạng đầy đủ và dạng tóm lược) doanh nghiệp phải lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ” và Thông tư hướng dẫn chuẩn mực.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung dưới đây:
+ Các thông tin về cơ sở lập và trình bày Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
+ Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác (Các thông tin trọng yếu);
+ Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các Báo cáo tài chính khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách có hệ thống. Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp số thứ tự trong thuyết minh Báo cáo tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc thù của mình theo nguyên tắc mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 115 Thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định về cơ sở để lập thuyết minh báo cáo tài chính, cụ thể:
"3. Cơ sở lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo;
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
- Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước;
- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?