Giáo hội Công giáo là gì? Cơ cấu, tổ chức của Giáo hội Công giáo? Quyền chung của Giáo hội Công giáo khi thuê đất Nhà nước?
Giáo hội Công giáo là gì? Cơ cấu, tổ chức của Giáo hội Công giáo?
Công giáo tin Chúa Giêsu xuống trần gian làm người, rao giảng Tin Mừng, chữa lành mọi bệnh tật, trừ quỉ và cuối cùng chết trên thập giá để hoàn tất công cuộc cứu chuộc tội lỗi của loài người.
Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy là Ba ngôi vị riêng biệt, nhưng cùng một Thiên Chúa duy nhất đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi (Tam vị nhất thể).
Giáo hội là tổ chức tôn giáo dựa trên cơ sở cùng chung tín ngưỡng, nghi lễ thờ cúng và giáo luật, bao gồm các tín đồ và các chức sắc có thứ tự trên dưới được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến cơ sở.
Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản Giáo hội Công giáo là tổ chức tôn giáo của những người Công giáo có cùng một tín ngưỡng.
Về cơ cấu tổ chức chung: Giáo hội Công giáo được tổ chức theo 3 cấp hành chính chính thức, gồm: Giáo triều Rô-ma, Giáo phận, Giáo xứ. Có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất, lâu dài và ổn định.
*Lưu ý: Thông tin "Giáo hội Công giáo là gì? Cơ cấu, tổ chức của Giáo hội Công giáo?" chỉ mang tính chất tham khảo*
Giáo hội Công giáo là gì? Cơ cấu, tổ chức của Giáo hội Công giáo? Quyền chung của Giáo hội Công giáo khi thuê đất Nhà nước? (Hình từ Internet)
Giáo hội Công giáo Việt Nam có được giao đất tôn giáo không thu tiền sử dụng đất không?
Theo Danh mục ban hành kèm Công văn 6955 /BNV-TGCP năm 2020 Giáo hội Công giáo Việt Nam được công nhận là tổ chức tôn giáo.
Danh mục ban hành kèm Công văn 6955 /BNV-TGCP năm 2020 Tải về
Căn cứ theo khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024 quy định về đất tôn giáo cụ thể như sau:
Đất tôn giáo
1. Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.
2. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
3. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh.
5. Việc sử dụng đất tôn giáo kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 của Luật này.
6. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều này thì được bố trí địa điểm mới phù hợp với quỹ đất của địa phương và sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ.
Như vậy, Giáo hội Công giáo Việt Nam được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Quyền và nghĩa vụ chung của Giáo hội Công giáo Việt Nam khi được Nhà nước cho thuê đất là gì?
Quyền và nghĩa vụ chung của Giáo hội Công giáo Việt Nam khi được Nhà nước cho thuê đất giống với quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, cụ thể:
Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Đất đai 2024 quy định quyền chung của người sử dụng đất như sau:
- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất sử dụng hợp pháp.
- Hưởng các lợi ích khi Nhà nước đầu tư để bảo vệ, cải tạo và phát triển đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
- Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai
Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Đất đai 2024 quy định nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:
- Sử dụng đúng mục đích, đúng ranh và đúng quy định pháp luật
- Thực hiện kê khai đăng ký đất đai
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai
- Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường,
- Không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan
- Tuân thủ quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất
- Bàn giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mới nhất 2025? Nghĩa vụ của người hành nghề dược?
- Chi cục Thuế thương mại điện tử trực thuộc cơ quan nào? Người đứng đầu Chi cục Thuế thương mại điện tử là ai?
- Mẫu giấy đề nghị tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng an ninh theo Nghị định 99 ra sao? Tải mẫu ở đâu?
- Cục Báo chí có nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà nước về quản lý nội dung báo chí đưa trên các nền tảng truyền thông xã hội không?
- Mẫu đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài mới nhất năm 2025? Tải về mẫu ở đâu?