Thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa theo trình tự như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa?
Để phân định ranh giới rừng trên thực địa có căn cứ vào quyết định giao, thuê rừng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về căn cứ phân định ranh giới rừng trên thực địa như sau:
Căn cứ phân định ranh giới rừng trên thực địa
1. Bản đồ phân định ranh giới quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Một trong các tài liệu sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định thành lập khu rừng; quyết định giao đất; quyết định thuê đất; quyết định giao rừng; quyết định thuê rừng.
4. Hồ sơ mốc ranh giới sử dụng đất theo quyết định giao đất, quyết định giao rừng, quyết định cho thuê đất, quyết định thuê rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
Theo quy định trên, để phân định ranh giới rừng trên thực địa căn cứ vào:
- Bản đồ phân định ranh giới quy định tại Điều 5 Thông tư này là bản đồ hiện trạng rừng;
- Sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng;
- Một trong các tài liệu sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định thành lập khu rừng; quyết định giao đất; quyết định thuê đất; quyết định giao rừng; quyết định thuê rừng.
- Hồ sơ mốc ranh giới sử dụng đất theo quyết định giao đất, quyết định giao rừng, quyết định cho thuê đất, quyết định thuê rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
Như vậy, để phân định ranh giới rừng trên thực địa có căn cứ vào quyết định giao rừng, quyết định thuê rừng.
Thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Nếu chưa thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa tiến hành phân định ranh giới rừng theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về căn cứ phân định ranh giới rừng trên thực địa như sau:
Nội dung phân định ranh giới rừng trên thực địa
1. Những khu rừng đã được phân định ranh giới trên thực địa, không thực hiện phân định lại ranh giới rừng.
2. Trường hợp chưa thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa hoặc có sự thay đổi về ranh giới rừng, tiến hành phân định ranh giới rừng theo trình tự sau:
a) Thu thập tài liệu và bản đồ quy định tại Điều 7 Thông tư này;
b) Mô tả đường phân định ranh giới rừng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 5 Thông tư này;
c) Xác định vị trí mốc, bảng trên thực địa theo sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Cắm mốc, bảng trên thực địa.
Như vậy, trường hợp chưa thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa hoặc có sự thay đổi về ranh giới rừng, tiến hành phân định ranh giới rừng theo trình tự sau:
- Thu thập tài liệu và bản đồ tại Điều 7 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT;
- Mô tả đường phân định ranh giới rừng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT;
- Xác định vị trí mốc, bảng trên thực địa theo sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT;
- Cắm mốc, bảng trên thực địa.
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về căn cứ phân định ranh giới rừng trên thực địa như sau:
Nội dung phân định ranh giới rừng trên thực địa
...
3. Đơn vị thực hiện:
a) Đối với nội dung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức thực hiện;
b) Đối với nội dung quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, chủ rừng thực hiện có sự chứng kiến của cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
4. Đối với những khu vực có tranh chấp mà không thỏa thuận được giữa các chủ rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lập biên bản đối với từng trường hợp cụ thể theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư này; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thẩm quyền. Sau khi khu vực có tranh chấp được giải quyết, thực hiện phân định ranh giới rừng theo khoản 2 Điều này.
Theo đó, việc thu thập tài liệu và bản đồ, mô tả đường phân định ranh giới rừng trên bản đồ phân định ranh giới và xác định vị trí mốc, bảng trên thực địa theo sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức thực hiện.
Việc cắm mốc, bảng trên thực địa do chủ rừng thực hiện có sự chứng kiến của cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không có cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?