Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kể từ ngày 21/3/2025 theo Nghị quyết 58?

Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kể từ ngày 21/3/2025 theo Nghị quyết 58?

Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kể từ ngày 21/3/2025 theo Nghị quyết 58?

Ngày 21/3/2025 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2025 về giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại Điều 1 Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2025 quy định:

Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ ngày 21/03/2025.

Bộ Nội vụ có trách nhiệm rà soát, đề xuất việc bãi bỏ Nghị định 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Danh sách các Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Tài chính được quy định tại Phụ lục ban hành kèm Công văn 1661/VPCP-ĐMDN năm 2025 bao gồm:

- Các Tập đoàn, Tổng công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (11 doanh nghiệp)

1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam

3. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

4. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

5. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

6. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước

7. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

8. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

9. Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam

10. Tổng công ty Cà phê Việt Nam

11. Tổng công ty Lương thực miền Bắc

- Các Tập đoàn, Tổng công ty là công ty cổ phần (07 doanh nghiệp)

1. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

2. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

3. Tổng công ty Hàng không Việt Nam

4. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

5. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam

6. Tổng công ty Lương thực miền Nam

7. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam

Tổng: 18 doanh nghiệp.

Đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone thì tại Công văn 223/TTg-ĐMDN năm 2025, xét đề nghị của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an. Phó Thủ tướng Chính phủ có ý kiến:

Phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo, đề xuất.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công an thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone theo đúng các quy định tại Nghị định 23/2022/NĐ-CP, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Chính phủ.

Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kể từ ngày 21/3/2025 theo Nghị quyết  58?

Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kể từ ngày 21/3/2025 theo Nghị quyết 58? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là gì?

Theo Điều 7 Nghị định 131/2018/NĐ-CP, trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp có trách nhiệm:

(1) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và gia tăng tổng giá trị danh mục vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được giao quản lý. Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

(2) Không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp; không quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền hợp pháp của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp.

(3) Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu. Thực hiện công khai thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

(4) Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định kỳ theo quy định của pháp luật hoặc đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

(5) Lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền các báo cáo phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Ủy ban trong việc thực hiện mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện các nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.

(6) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

(7) Giải trình trước cơ quan có thẩm quyền về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

(8) Thực hiện các trách nhiệm khác theo phân công, giao nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.

Chức năng của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định:

Vị trí, chức năng
1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Ủy ban); được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Commission for the Management of State Capital at Enterprises, viết tắt là CMSC.
3. Ủy ban là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương.

Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Ủy ban); được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kể từ ngày 21/3/2025 theo Nghị quyết 58?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được hưởng chế độ tương đương với Bộ trưởng phải không?
Pháp luật
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan gì? Và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ những nội dung nào?
Pháp luật
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có chức năng thế nào? Có quan hệ thế nào với các cơ quan quản lý nhà nước khác?
Pháp luật
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nào?
Pháp luật
Số lượng lãnh đạo trong Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định là bao nhiêu? Ủy ban có cơ cấu tổ chức thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ các vấn đề gì? Ủy ban là đơn vị dự toán cấp mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
Trần Thị Khánh Phương Lưu bài viết
5 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào