Hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới rừng trong trường hợp nào? Hiệu chỉnh bản đồ theo trình tự nào?
- Hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới rừng trong trường hợp nào? Hiệu chỉnh bản đồ theo trình tự nào?
- Cơ quan nào thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng?
- Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng trong phạm vi cả nước?
Hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới rừng trong trường hợp nào? Hiệu chỉnh bản đồ theo trình tự nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ như sau:
Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ
1. Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng làm bản đồ phân định ranh giới rừng.
2. Trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích do chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng; điều chỉnh địa giới hành chính; chuyển nhượng có thay đổi tên chủ rừng, thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới theo trình tự sau:
a) Cập nhật, thu thập số liệu, tài liệu về sự thay đổi ranh giới, diện tích rừng;
b) Chuyển ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng lên bản đồ hiện trạng rừng.
...
Theo đó, sử dụng bản đồ hiện trạng rừng làm bản đồ phân định ranh giới rừng.
Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề thể hiện ranh giới các lô trạng thái rừng theo hệ thống phân loại rừng hiện hành trên nền bản đồ địa hình tương ứng với từng loại tỷ lệ theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT giải thích.
Hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới rừng được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích do chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng;
- Điều chỉnh địa giới hành chính;
- Chuyển nhượng có thay đổi tên chủ rừng.
Thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới rừng theo trình tự sau:
- Cập nhật, thu thập số liệu, tài liệu về sự thay đổi ranh giới, diện tích rừng;
- Chuyển ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng lên bản đồ hiện trạng rừng.
Trong đó, theo khoản 1, 2, và khoản 3 Điều 2 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT thì tiểu khu, khoảnh và lô được hiểu là:
1. Tiểu khu có diện tích khoảng 1.000 ha, trong cùng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Thứ tự tiểu khu được ghi số bằng chữ số Ả Rập trong phạm vi của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu cuối cùng (ví dụ: Tiểu khu 1, Tiểu khu 2).
2. Khoảnh có diện tích khoảng 100 ha, trong cùng đơn vị hành chính cấp xã. Thứ tự khoảnh được ghi số bằng chữ số Ả Rập, từ khoảnh 1 đến khoảnh cuối cùng, trong phạm vi từng tiểu khu (ví dụ: Khoảnh 1, Khoảnh 2).
3. Lô có diện tích khoảng 10 ha, có trạng thái rừng hoặc đất lâm nghiệp tương đối đồng nhất, cùng địa bàn trong cấp xã. Thứ tự lô được ghi số bằng chữ số Ả Rập, từ lô 1 đến lô cuối cùng, trong phạm vi từng khoảnh (ví dụ: Lô 1, Lô 2).
Số thứ tự của tiểu khu, khoảnh, lô được ghi số theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, trường hợp được bổ sung thì bên cạnh tiểu khu, khoảnh, lô gốc bổ sung ký hiệu A, B, C (ví dụ Tiểu khu 1A, Khoảnh 1A, Lô 1A).
Hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới rừng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ như sau:
Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ
...
3. Đơn vị thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh;
b) Cơ quan kiểm lâm cấp huyện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện và xã; trường hợp không có cơ quan kiểm lâm cấp huyện, cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh thực hiện.
Theo quy định trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh;
Cơ quan kiểm lâm cấp huyện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện và xã. Trường hợp không có cơ quan kiểm lâm cấp huyện, cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh thực hiện.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng trong phạm vi cả nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi cả nước.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ rừng có trách nhiệm cắm mốc, bảng trên thực địa và quản lý, bảo vệ mốc, bảng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng.
Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này, trong đó có thực hiện hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng trong phạm vi cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?