Thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào? Thời hạn mở phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn là bao lâu?
- Thời hạn mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn là bao lâu?
- Quyết định đưa vụ án án ra xét xử theo thủ tục rút gọn bao gồm những nội dung gì?
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn như thế nào?
- Hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào?
Thời hạn mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 318 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn như sau:
“1. Trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 195 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định.”
Đồng thời, tại khoản 3, khoản 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc thụ lý vụ án như sau:
“3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.”
Như vậy, phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn sẽ được mở trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Cụ thể, thời hạn ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn là không quá 01 tháng kể từ ngày người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thời hạn này được tính từ ngày thẩm phán nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Quyết định đưa vụ án án ra xét xử theo thủ tục rút gọn bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 318 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên Tòa án ra quyết định;
- Vụ án được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán dự khuyết (nếu có);
- Họ, tên Kiểm sát viên; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
- Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
- Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
- Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.
Như vậy, quyết định đưa vụ án án ra xét xử theo thủ tục rút gọn bao gồm những nội dung nêu trên.
Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn là được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn như thế nào?
Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định như sau:
(1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã ra quyết định.
(2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:
- Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn;
- Hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
(3) Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn được thực hiện theo quy định nêu trên.
Hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn được quy định như sau:
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn.
- Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trên đây là những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến thời hạn mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?