Mẫu Quyết định phân công người tiến hành tố tụng dân sự là mẫu nào? Tải mẫu? Hướng dẫn viết mẫu?
Mẫu Quyết định phân công người tiến hành tố tụng dân sự là mẫu nào? Tải mẫu?
Mẫu Quyết định phân công người tiến hành tố tụng dân sự mới nhất hiện nay là Mẫu số 10-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, mẫu có dạng như sau:
Tải về Mẫu Quyết định phân công người tiến hành tố tụng dân sự.
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
- Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
- Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Hướng dẫn viết mẫu Quyết định phân công người tiến hành tố tụng dân sự chi tiết?
Cách viết mẫu Quyết định phân công người tiến hành tố tụng dân sự được hướng dẫn tại Mẫu số 10-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội;
Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó.
Ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam.
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm quyết định
Ví dụ: Số: 01/2018/QĐTĐ.
(3) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Trường hợp Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án ký quyết định thì ghi:
“KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”
Mẫu Quyết định phân công người tiến hành tố tụng dân sự là mẫu nào? Tải mẫu? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)
Người tiến hành tố tụng dân sự có bị thay đổi khi đã tham gia tố tụng với tư cách là người phiên dịch trong cùng vụ việc đó hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự như sau:
Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, trường hợp người tiến hành tố tụng dân sự đã tham gia tố tụng với tư cách là người phiên dịch trong cùng vụ việc đó thì người tiến hành tố tùn sẽ bị thay đổi.
Lưu ý: Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự được quy định tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
- 24 12 có phải giáng sinh không? Ngày 24 12 có sự kiện gì? 24 12 là cung gì? Ngày 24 12 có phải ngày lễ lớn của Đất nước?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Nghị định 73 2024 chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang?
- Thông tư 35/2024 về quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ 3/2/2025 như thế nào?
- Noel ngày 24 hay 25? Lời chúc mừng giáng sinh 2024 ngắn gọn hài hước? Lễ giáng sinh có ý nghĩa gì?