Thông tin về thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thu thập từ các nguồn nào? Nội dung xử lý kết quả gồm những gì?
Thông tin về thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thu thập từ các nguồn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 80/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Thu thập thông tin về thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Thông tin về thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thu thập từ các nguồn sau đây:
a) Báo cáo của cơ quan, tổ chức;
b) Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản của tổ chức, cá nhân;
d) Kết quả hoạt động điều tra, khảo sát việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác;
đ) Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
e) Các nguồn thông tin khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thông tin về thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thu thập từ 6 nguồn sau:
(1) Báo cáo của cơ quan, tổ chức;
(2) Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(3) Phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản của tổ chức, cá nhân;
(4) Kết quả hoạt động điều tra, khảo sát việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác;
(5) Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
(6) Các nguồn thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin về thi hành văn bản quy phạm pháp luật được thu thập từ các nguồn nào? (Hình từ internet)
Nội dung xử lý kết quả thi hành văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 80/2025/NĐ-CP có quy định:
Thu thập thông tin về thi hành văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Căn cứ kết quả thi hành văn bản quy phạm pháp luật thu thập được, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý kết quả trong phạm vi thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo một hoặc một số nội dung sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật;
b) Ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
c) Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
d) Kiểm tra, rà soát, xử lý đối với văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp;
đ) Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm hiệu quả thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
...
Theo đó, các nội dung xử lý kết quả thi hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
(1) Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật;
(2) Ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
(3) Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
(4) Kiểm tra, rà soát, xử lý đối với văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp;
(5) Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;
(6) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm hiệu quả thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Kế hoạch theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 80/2025/NĐ-CP có quy định về kế hoạch theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay như sau:
(1) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm sau, kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội, nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri và thực tiễn thi hành pháp luật, xây dựng kế hoạch theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành (sau đây gọi chung là kế hoạch trọng tâm, liên ngành), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 01 tháng 01 của năm kế hoạch.
(2) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch trọng tâm, liên ngành, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm sau, kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội, nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kế hoạch trọng tâm, liên ngành hằng năm của Thủ tướng Chính phủ và thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành kế hoạch theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ và gửi về Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.
(3) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch trọng tâm, liên ngành, căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương, kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, kiến nghị của cử tri, kế hoạch trọng tâm, liên ngành hằng năm của Thủ tướng Chính phủ và thực tiễn thi hành pháp luật ở địa phương, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương và gửi về Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập tỉnh: 3 nhóm cán bộ không được xem xét, phân công, bố trí giữ chức vụ cao hơn sau sáp nhập tỉnh theo Kết luận 150?
- Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật không thực hiện đối với những văn bản như thế nào?
- Chủ đề ngày Quốc tế Bảo tàng qua một số năm? Có bao nhiêu hạng bảo tàng Việt Nam? Tiêu chuẩn của từng hạng bảo tàng?
- Không phải là đại biểu hội đồng nhân dân có thể giữ các chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo Kết luận 150?
- Tải về toàn văn Công văn 6196/BTC-QLKT hướng dẫn công tác kế toán khi sắp xếp tổ chức bộ máy?