Thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn và trong trường hợp đặc biệt có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành; đồng thời phải được đăng tải ngay trên công báo điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản giao quy định chi tiết hoặc thời điểm có hiệu lực của nội dung được giao quy định chi tiết.
Như vậy, theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 thì thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương;
Bên cạnh đó, đối với thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
Thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương có phạm vi hiệu lực thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định về phạm vi hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Hiệu lực về không gian
1. Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước, trừ trường hợp được xác định cụ thể phạm vi áp dụng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó. Trường hợp có sự thay đổi về địa giới đơn vị hành chính thì hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật được xác định như sau:
a) Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với các đơn vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới có quyết định khác;
b) Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới quyết định việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
c) Trường hợp một phần địa giới của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa giới của đơn vị hành chính được điều chỉnh.
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước, trừ trường hợp được xác định cụ thể phạm vi áp dụng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Thời điểm áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được tính từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi, sự kiện xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
...
Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
- Thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?
- 10 mẫu giấy phép và văn bản trong cấp phép hoạt động điện lực? Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng điện?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về hút thuốc lá? Yêu cầu cẩn đạt của kỹ năng thực hành viết văn nghị luận học sinh lớp 9 là gì?
- Đào tạo bồi dưỡng 10 000 giám đốc điều hành phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 ra sao?