Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật không thực hiện đối với những văn bản như thế nào?
Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật không thực hiện đối với những văn bản như thế nào?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 1 Điều 61 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đối với văn bản quy phạm pháp luật trừ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật xem xét, hướng dẫn áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành bằng văn bản hành chính, trên cơ sở đề nghị của cơ quan, kiến nghị của tổ chức, cá nhân. Trường hợp cần thiết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; Hội đồng nhân dân giao Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành văn bản hành chính để hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành.
2. Việc hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo các trường hợp, nguyên tắc, tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 của Luật này và không được làm thay đổi nội dung quy định được hướng dẫn, không được đặt ra quy định mới. Văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn.
Theo đó, hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đối với văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
Tuy nhiên, việc hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật sẽ không được thực hiện đối với những văn bản như: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật không thực hiện đối với những văn bản như thế nào? (Hình từ Internet)
Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy đinh tại Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Theo đó, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định có nội dung sau đây:
(1) Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
(2) Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi, sự kiện xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
(3) Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
(4) Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
(5) Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
(6) Việc áp dụng pháp luật khác với quy định tại các mục (1), (2), (3), (4) và (5) sẽ do Quốc hội quy định.
Việc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm những yếu tố nào?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 2 Điều 59 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Nội dung và trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Nội dung tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật:
a) Ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
c) Phổ biến, giáo dục văn bản quy phạm pháp luật;
d) Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật; tiếp nhận và xử lý đề nghị, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;
đ) Giám sát, kiểm tra, rà soát, hợp nhất, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
2. Tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tổ chức thi hành, theo dõi và sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Báo cáo hoặc cung cấp thông tin về tổ chức thi hành, theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, việc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo Tài chính Đầu tư là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào? Người đại diện theo pháp luật của Báo Tài chính Đầu tư là ai?
- Xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số là trách nhiệm của cơ quan nào? Biện pháp bảo vệ an ninh mạng gồm những gì?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải: Thẩm quyền phê duyệt đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác thuộc về ai?
- Sáng lập viên hợp tác xã là người nước ngoài được không? Hợp tác xã được phép có hơn 2 con dấu không?
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu không?