Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội là bao lâu?
- Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội là bao lâu?
- Vị trí công tác nào liên quan đến thẩm định hồ sơ người có công, phê duyệt, cấp phát kinh phí ưu đãi đối với người có công phải định kỳ chuyển đổi?
Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định về nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn. nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.
Như vậy, theo quy định, việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.
(2) Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(3) Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(4) Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.
Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định về thời hạn thực hiện chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Thời hạn thực hiện
1. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
2. Thời hạn mà người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ là 02 năm (đủ 24 tháng).
Như vậy, theo quy định, thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc ngành Lao động Thương binh và xã hội là là từ đủ 02 năm đến 05 năm.
Vị trí công tác nào liên quan đến thẩm định hồ sơ người có công, phê duyệt, cấp phát kinh phí ưu đãi đối với người có công phải định kỳ chuyển đổi?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Quyết định 1615/QĐ-LĐTBXH năm 2020 quy định như sau:
Danh mục các vị trí công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
...
3. Thẩm định hồ sơ người có công; phê duyệt, cấp phát kinh phí ưu đãi đối với người có công:
a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ giám định, giám định lại thương tật, hồ sơ xác nhận các đối tượng người có công, hồ sơ cấp lại, đổi bằng Tổ quốc ghi công.
b) Tiếp nhận, thẩm định giải quyết trợ cấp, phụ cấp và các chế độ khác đối với người có công.
c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đưa thương binh, bệnh binh và đối tượng người có công khác vào, ra các cơ sở điều dưỡng người có công.
4. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn
a) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
b) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra chất lượng các sản phẩm hàng hóa đặc thù thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
d) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ kiểm định viên, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
...
Như vậy, theo quy định, những vị trí công tác liên quan đến thẩm định hồ sơ người có công, phê duyệt, cấp phát kinh phí ưu đãi đối với người có công phải định kỳ chuyển đổi bao gồm:
(1) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ giám định, giám định lại thương tật, hồ sơ xác nhận các đối tượng người có công, hồ sơ cấp lại, đổi bằng Tổ quốc ghi công.
(2) Tiếp nhận, thẩm định giải quyết trợ cấp, phụ cấp và các chế độ khác đối với người có công.
(3) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đưa thương binh, bệnh binh và đối tượng người có công khác vào, ra các cơ sở điều dưỡng người có công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?