Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua tỉnh thành nào? Diện tích và quy mô dân số tỉnh thành khi dự án đi qua?

Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua địa phận tỉnh thành nào? Diện tích và quy mô dân số của địa phận các tỉnh thành khi dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua? Các quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hiện nay?

Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua địa phận tỉnh thành nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 172/2024/QH15 có quy định:

Điều 2
1. Mục tiêu:
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây và các nước trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng.
2. Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư:
a) Phạm vi: Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh;
b) Quy mô: đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 05 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết;
c) Hình thức đầu tư: đầu tư công.
...

Như vậy, theo quy định trên thì Phạm vi dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng chiều dài tuyến là 1.541 km (Bằng chữ: Một nghìn, năm trăm, bốn mươi mốt ki lô mét) và đi qua địa phận các tỉnh thành sau:

(1) Thủ đô Hà Nội

(2) Hà Nam

(3) Nam Định

(4) Ninh Bình

(5) Thanh Hóa

(6) Nghệ An

(7) Hà Tĩnh

(8) Quảng Bình

(9) Quảng Trị

(10) Huế

(11) Đà Nẵng

(12) Quảng Nam

(13) Quảng Ngãi

(14) Bình Định

(15) Phú Yên

(16) Khánh Hòa

(17) Ninh Thuận

(18) Bình Thuận

(19) Đồng Nai

(20) Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua địa phận tỉnh thành nào?

Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua địa phận tỉnh thành nào? (Hình từ internet)

Diện tích và quy mô dân số của địa phận các tỉnh thành khi dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua?

BẢNG DIỆN TÍCH QUY MÔ DÂN SỐ CỦA ĐỊA PHẬN CÁC TỈNH THÀNH KHI DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC NAM ĐI QUA

STT

Tỉnh/thành

Diện tích

Quy mô dân số

1

Thủ đô Hà Nội

3,358.8

8,587.1

2

Hà Nam

861.9

885.9

3

Nam Định

1,668.8

1,887.1

4

Ninh Bình

1,411.8

1,017.1

5

Thanh Hóa

11,114.7

3,739.5

6

Nghệ An

16,486.5

3,442.0

7

Hà Tĩnh

5,994.4

1,323.7

8

Quảng Bình

7,998.8

918.7

9

Quảng Trị

4,701.2

654.2

10

Huế

4,947.1

1,166.5

11

Đà Nẵng

1,284.7

1,245.2

12

Quảng Nam

10,574.7

1,526.1

13

Quảng Ngãi

5,155.2

1,248.1

14

Bình Định

6,066.4

1,506.3

15

Phú Yên

5,026.0

877.7

16

Khánh Hòa

5,199.6

1,260,6

17

Ninh Thuận

3,355.7

601.2

18

Bình Thuận

7,942.6

1,258.8

19

Đồng Nai

5,863.6

3,310.9

20

TP. Hồ Chí Minh

2,095.4

9,456.7

Lưu ý: Số liệu được tổng hợp từ thông tin của Tổng cục Thống kê vào năm 2023

Ghi chú: Điểm đầu của dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội) và kết thúc điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh) (theo điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 172/2024/QH15)

Các quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hiện nay?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định về về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hiện nay như sau:

(1) Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương và của chính quyền địa phương các cấp theo hình thức phân quyền, phân cấp.

(2) Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả

- Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương

- Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;

- Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

- Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

(3) Chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.

(4) Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, các cơ quan của chính quyền địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, bảo đảm quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả.

Dự án đường sắt cao tốc bắc nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua tỉnh thành nào? Diện tích và quy mô dân số tỉnh thành khi dự án đi qua?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đường sắt cao tốc bắc nam
4 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào