Có phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ với người người đang điều trị bệnh hiểm nghèo hay không?

Có phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ với người người đang điều trị bệnh hiểm nghèo hay không? Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định hiện nay là gì? Danh mục vị trí công tác phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ của ngành quốc phòng và công an theo Nghị định 59?

Có phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ với người đang điều trị bệnh hiểm nghèo hay không?

Có phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ với người đang điều trị bệnh hiểm nghèo hay không? (Hình từ Internet)

Tại Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:

Trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.

Theo đó, trong trường hợp người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì sẽ chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ.

Ngoài trường hợp trên còn có các trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác gồm:

- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.

- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.

- Người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.

- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.

Danh mục vị trí công tác phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ của ngành quốc phòng và công an theo Nghị định 59?

Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về Danh mục vị trí công tác phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ của ngành quốc phòng và công an là các công việc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc, cụ thể gồm:

- Quốc phòng

+ Trợ lý chính sách Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

+ Trưởng ban thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương.

+ Giám đốc trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Trạm trưởng, Phó trạm trưởng thuộc đồn Biên phòng.

+ Trợ lý quân lực, Trợ lý cán bộ cấp Trung đoàn trở lên.

+ Trợ lý quản lý học viên, tuyển sinh, chính sách, bảo hiểm của các nhà trường.

- Công an

+ Cấp hộ chiếu, quản lý xuất nhập cảnh, nhập cư, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam.

+ Kiểm soát cửa khẩu.

+ Đăng ký và cấp biển số các loại phương tiện giao thông; tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toài giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

+ Đăng ký, quản lý hộ khẩu.

+ Đăng ký, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

+ Điều tra viên, trinh sát (các lĩnh vực: kinh tế, chống tham nhũng, buôn lậu, hình sự, ma túy, môi trường).

+ Thẩm định, phê duyệt thiết kế phòng cháy, kiểm tra an toàn phòng cháy.

+ Tuyển công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, tuyển sinh, tuyển dụng cán bộ, công chức.

+ Xử lý vi phạm về trật tự an toàn xã hội.

+ Giám thị, quản giáo tại các trại giam, trại tạm giam.

+ Thủ kho, thủ quỹ, quản lý vốn, quản lý vật tư, tài sản, phương tiện, quản lý dự án, thẩm định dự án, quản lý công trình, kế hoạch đầu tư, mua sắm cấp phát, quản lý vũ khí, khí tài, quản lý trang cấp.

Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định hiện nay là gì?

Tại Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:

Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Theo đó phương thức thực hiện chuyển đổi vị trí công tác như sau:

- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.

- Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Chuyển đổi vị trí công tác
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có phải thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ với người người đang điều trị bệnh hiểm nghèo hay không?
Pháp luật
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?
Pháp luật
Thông tư 19/2024 quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo thế nào?
Pháp luật
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 19/2024 thế nào?
Pháp luật
Toàn văn Thông tư 27/2024/TT-BTC 2024 thời hạn chuyển đổi vị trí công chức không giữ chức vụ lãnh đạo lĩnh vực tài chính thế nào?
Pháp luật
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nào trong các đơn vị thuộc Bộ Y tế phải thực hiện định kỳ chuyển đổi năm 2024?
Pháp luật
Công chức, viên chức nào sẽ định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ tại địa phương?
Pháp luật
Bắt buộc cán bộ, công chức cấp sổ đỏ phải chuyển đổi công tác định kỳ có đúng không? Có mấy phương thức chuyển đổi công tác?
Pháp luật
Những công việc nào chuyển đổi vị trí công tác định kỳ trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường tại chính quyền địa phương từ ngày 06/02/2023?
Pháp luật
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực Đầu tư phải thực hiện định kỳ chuyển đổi năm 2022? Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển đổi vị trí công tác
26 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển đổi vị trí công tác

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi vị trí công tác

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào