Thời gian của luật sư khi thực hiện việc trợ giúp pháp lý được tính toán như thế nào để chi trả thù lao cho họ?
- Nguyên tắc tính thời gian theo buổi làm việc thực tế để chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
- Căn cứ để tính thời gian tham gia đại diện ngoài tố tụng của người trợ giúp pháp lý là gì?
- Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng được xác nhận như thế nào?
- Trong một số trường hợp đặc biệt thì cách thức xác định thời gian được quy định như thế nào?
Nguyên tắc tính thời gian theo buổi làm việc thực tế để chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BTP thì nguyên tắc thực hiện việc tính thời gian để trả thù lao và bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được phải đảm bảo những mục sau:
- Bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về thù lao, bồi dưỡng và thủ tục thanh toán thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý trong việc kê khai thời gian, công việc để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Khi kê khai thời gian, công việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, người kê khai chịu trách nhiệm về tính xác thực của việc kê khai.
- Khi xác nhận thời gian, công việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý, người xác nhận chịu trách nhiệm về tính xác thực của việc xác nhận.
Thời gian của luật sư khi thực hiện việc trợ giúp pháp lý được tính toán như thế nào để chi trả thù lao cho họ?
Căn cứ để tính thời gian tham gia đại diện ngoài tố tụng của người trợ giúp pháp lý là gì?
Dựa vào các căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BTP thì thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng gồm:
- Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;
- Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện;
- Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện;
- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng được xác nhận như thế nào?
Khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BTP quy định thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý phải được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xác nhận như sau:
- Do người làm việc với người thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc xác nhận đối với thời gian thực hiện các hoạt động sau:
+ Gặp gỡ, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý, người thân thích của họ; người làm chứng;
+ Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Tham gia đại diện trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
- Do Trung tâm hoặc Chi nhánh hoặc tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận đối với thời gian thực hiện các hoạt động sau:
+ Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu để thực hiện việc đại diện;
+ Xác minh, thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc đại diện.
Trong một số trường hợp đặc biệt thì cách thức xác định thời gian được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BTP quy định về cách thức xác định thời gian trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
- Trường hợp 02 người thực hiện trợ giúp pháp lý trở lên thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 người được trợ giúp pháp lý trong cùng một vụ việc theo quy định của pháp luật thì thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế của từng người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện nhưng tổng số thời gian không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng hoặc không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng.
- Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng tạm đình chỉ vụ án
+ Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế đã thực hiện đến thời điểm tạm đình chỉ vụ án;
+ Khi vụ án tiếp tục được giải quyết thì thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế thực hiện các công việc tiếp theo kể từ khi vụ án tiếp tục giải quyết đến khi kết thúc vụ việc.
- Trường hợp thay thế, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý
+ Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người bị thay thế, bị thay đổi là thời gian thực tế mà họ đã thực hiện trợ giúp pháp lý đến thời điểm bị thay thế, bị thay đổi;
+ Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người được cử thay thế là thời gian thực tế mà họ thực hiện các công việc tiếp theo kể từ khi được cử thay thế.
Nếu người được cử thay thế lựa chọn hình thức khoán chi vụ việc thì thù lao, bồi dưỡng cho cả 02 người (người thay thế và người bị thay thế, bị thay đổi) không quá mức khoán chi vụ việc tương ứng tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTP.
- Trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội ở thời điểm bắt, tạm giữ người, bị hại theo quy định của pháp luật tố tụng thì thời gian và xác nhận thời gian được thực hiện như sau:
+ Thời gian xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết có liên quan do cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến xác minh, thu thập chứng cứ xác nhận;
+ Thời gian tham gia lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại hoặc những người có liên quan khác; tham gia các hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố cùng với Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên xác nhận;
+ Thời gian làm việc với người bị buộc tội tại Buồng tạm giữ thuộc Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam do người bị buộc tội hoặc cán bộ Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam hoặc cơ quan tiến hành tố tụng xác nhận;
+ Thời gian gặp gỡ người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc người thân thích của họ; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; những người khác có liên quan do những người này xác nhận nhưng tối đa không quá số buổi thực hiện công việc này theo hình thức khoán chi vụ việc tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTP theo mức của loại tội phạm ít nghiêm trọng.
Như vậy, thời gian để dùng làm căn cứ để tính toán thù lao của luật sư trợ giúp pháp lý được xác định theo các quy định được nêu tại bài viết trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?