Luật sư không được lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng?
Luật sư không được lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng?
Căn cứ theo Mục 9.9 Quy tắc 9 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng bao gồm:
Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng
...
9.9. Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.
Như vậy, lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng là hành vi không được làm, vi phạm Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Luật sư không được lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng? (Hình ảnh Internet)
Trong quan hệ với khách hàng những việc nào luật sư không được làm?
Căn cứ theo Quy tắc 9 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng bao gồm:
(1) Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng.
(2) Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư.
(3) Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
(4) Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, không đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.
(5) Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích không chính đáng.
(6) Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.
(7) Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.
(8) Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư.
(9) Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.
(10) Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xung luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật.
Trường hợp nào luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng?
Căn cứ tại Quy tắc 11 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng bao gồm:
- Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
- Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.
- Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chúng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích, gồm:
(1) Vụ việc trong đó các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau;
(2) Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại; vụ việc khác của khách hàng là người đang có quyền lợi đối lập với khách hàng hiện tại trong vụ việc luật sư đang thực hiện.
(3) Vụ việc trong đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ;
(4) Vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập với quyền lợi của luật sư hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư;
(5) Vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên;
(6) Vụ việc của khách hàng do cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của luật sư đang cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập với khách hàng của luật sư;
(7) Trường hợp luật sư không được nhận hoặc thực hiện vụ việc cho khách hàng quy định trên, luật sư khác đang làm việc trong cùng tổ chức hành nghề luật sư cũng không được nhận hoặc thực hiện vụ việc (trừ trường hợp (4), (6))
Lưu ý: Một số trường hợp trên theo quy định pháp luật, Luật sư vẫn có thể nhận hoặc thực hiện vụ việc, nếu có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng, trừ các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật;
- Các vụ án, vụ việc tố tụng, vụ việc khiếu nại hành chính, vụ việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài, hòa giải thương mại;
- Trường hợp vụ việc mà luật sư đã tham gia giải quyết với tư cách người tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức khác trong cơ quan nhà nước, trọng tài viên, hòa giải viên (mục (5)).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?