Thấu kính hội tụ là gì? Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành là yêu cầu cần đạt học sinh lớp mấy?
Thấu kính hội tụ là gì?
Thấu kính hội tụ được hiểu là một khối chất trong suốt, đồng chất (thường làm bằng thủy tinh), có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được giới hạn bởi hai mặt lồi hoặc một mặt lồi và một mặt phẳng. Đây được xem là một loại thấu kính đặc biệt, có khả năng hội tụ các tia sáng song song đi qua nó vào một điểm.
Tính chất của thấu kính hội tụ
- Tia tới song song với trục chính → sau khi qua thấu kính → hội tụ tại tiêu điểm (F).
- Tia đi qua quang tâm (O) → không bị lệch hướng.
- Tia đi qua tiêu điểm (F) → sau khi qua thấu kính → song song với trục chính.
Dưới đây là minh họa về hình ảnh của Thấu kính hội tụ:
Lưu ý: Thông tin "Thấu kinh hội tụ là gì?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Thấu kính hội tụ là gì? Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành là yêu cầu cần đạt học sinh lớp mấy? (Hình từ Internet)
Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành là yêu cầu cần đạt học sinh lớp mấy?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt tại nội dung phần Ánh sáng trong chương trình giáo dục môn tự nhiên của học sinh lớp 9, cụ thể sau đây:
Ánh sáng
- Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).
- Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường.
- Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Vận dụng được biểu thức n = sini / sinr trong một số trường hợp đơn giản.
- Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
- Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính.
- Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng Mặt Trời qua lăng kính.
- Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu.
- Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.
- Thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn.
- Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ.
- Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.
- Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).
- Vẽ được ảnh qua thấu kính.
- Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.
- Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.
- Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.
- Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.
- Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.
Như vậy, việc đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành là yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 9.
Nhiệm vụ của giáo viên khi dạy môn khoa học tự nhiên cho học sinh lớp 9 thế nào theo Thông tư 32?
Căn cứ theo Điều 27 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chuyên môn Toán trường trung học cơ sở như sau:
Theo đó, nhiệm vụ của giáo viên khi dạy môn khoa học tự nhiên cho học sinh lớp 9 bao gồm:
(1) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
(2) Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
(3) Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
(4) Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
(5) Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
(6) Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
(7) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công nghiệp an ninh được hiểu như thế nào? Hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh bao gồm những gì?
- Nội dung hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự được quy định những gì? 3 nguyên tắc hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự?
- Mẫu đoạn văn ngắn về lý do em thích nhân vật Thánh Gióng trong chương trình môn Ngữ văn? Chương trình giáo dục môn Ngữ Văn có mục tiêu chung ra sao?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Nữ CBCC cấp xã hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc thế nào?
- Thẩm quyền quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại?