Khái niệm bước sóng là gì? Công thức bước sóng? Mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
Khái niệm bước sóng là gì? Công thức bước sóng?
Khái niệm bước sóng: Bước sóng được hiểu là khoảng cách giữa hai phân tử gần nhau nhất giao động trên cùng một pha. Bước sóng thường là giao động tại hai đỉnh sóng hoặc hai đáy sóng liên tiếp với nhau.
Bước sóng có ký hiệu là (lamba) λ. Ký hiệu này được viết bằng tiếng Hy Lạp.
Công thức bước sóng liên hệ với chu kỳ như sau:
Trong đó: Các ký hiệu được hiểu như sau:
λ được xem là bước sóng (đơn vị: m).
v được xem là vận tốc lan truyền của sóng (đơn vị: m/s).
T được xem là chu kỳ của sóng (đơn vị: s).
Công thức bước sóng liên hệ với tần số như sau:
Trong đó: Các ký hiệu được hiểu như sau:
λ được xem là bước sóng (đơn vị: m).
v được xem là vận tốc lan truyền của sóng (đơn vị: m/s).
f được xem là tần số của sóng (đơn vị: Hz).
Lưu ý: Thông tin "Khái niệm bước sóng là gì? Công thức bước sóng?" chỉ mang tính chất tham khảo!
Khái niệm bước sóng là gì? Công thức bước sóng? Mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy? (Hình từ Internet)
Mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng là yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp mấy?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông Môn Vật Lí Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu cần đạt tại nội dung Sóng được học tại chương trình lớp 11 như sau:
Sóng
- Từ đồ thị độ dịch chuyển - khoảng cách (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.
- Từ định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng, rút ra được biểu thức v = lf.
- Vận dụng được biểu thức v = lf.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ sóng truyền năng lượng.
- Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn giản của âm thanh và ánh sáng.
- Thực hiện thí nghiệm (hoặc sử dụng tài liệu đa phương tiện), thảo luận để nêu được mối liên hệ các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.
Như vậy, mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng là yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 11.
Quan điểm xây dựng chương trình môn Vật Lý được quy định thế nào theo Thông tư 32?
Căn cứ theo quy định tại Chương II Chương trình giáo dục phổ thông Môn Vật Lí Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
(1) Chương trình môn Vật lý một mặt kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và mặt khác, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đồng thời tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục và khoa học vật lý phù hợp với trình độ nhận thức và tâm, sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
(2) Chương trình môn Vật lý chú trọng bản chất, ý nghĩa vật lý của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lý trong thực tiễn. Các chủ đề được thiết kế, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, từ hệ được xem như một hạt đến nhiều hạt; bước đầu tiếp cận với một số nội dung hiện đại mang tính thiết thực, cốt lõi.
(3) Chương trình môn Vật lý được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu học sinh cần đạt; chỉ đưa ra các định nghĩa cụ thể cho các khái niệm trong trường hợp có những cách hiểu khác nhau.
Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt, các tác giả sách giáo khoa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy học cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình.
Trên cơ sở bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Vật lý, giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng một hay kết hợp nhiều sách giáo khoa, nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học.
Trong một lớp, thứ tự dạy học các chủ đề (bao gồm các chủ đề bắt buộc và các chuyên đề tự chọn) là không cố định “cứng”, các tác giả sách giáo khoa, giáo viên có thể sáng tạo một cách hợp lí, sao cho không làm mất logic hình thành kiến thức, kĩ năng và không hạn chế cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Thứ tự dạy học các chủ đề được thực hiện sao cho chủ đề mô tả hiện tượng vật lý được thực hiện trước để cung cấp bức tranh toàn cảnh về hiện tượng, sau đó đến chủ đề giải thích và nghiên cứu hiện tượng để cung cấp cơ sở vật lý sâu hơn, rồi đến chủ đề ứng dụng của hiện tượng đó trong khoa học hoặc thực tiễn.
(4) Các phương pháp giáo dục của môn Vật lý góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nhằm hình thành, phát triển năng lực vật lý cũng như góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?
- Đà Lạt sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập Đà Lạt với tỉnh nào? Số lượng tỉnh xã sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?
- Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
- Công văn 2148/BYT-BMTE 2025 tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào?
- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?