Thẩm quyền quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại?
- Thẩm quyền quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại?
- Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại theo trình tự, thủ tục nào?
- Số tiền thu được từ hoạt động xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong được nộp vào đâu?
Thẩm quyền quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý đối với tài sản kết đường sắt quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có trách nhiệm xác định nguyên nhân (lý do) tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan, lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị gồm:
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý đối với tài sản kết đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
Thẩm quyền quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại? (Hình từ Internet)
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại theo trình tự, thủ tục nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có trách nhiệm xác định nguyên nhân (lý do) tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan, lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt về việc đề nghị xử lý tài sản: 01 bản chính;
+ Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;
+ Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản, tên tuyến, địa chỉ, năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (chiều dài, diện tích, khối lượng,...); nguyên giá, giá trị còn lại; tình trạng sử dụng của tài sản trước khi bị mất, bị hủy hoại): 01 bản chính;
+ Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản sao.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan, người có thẩm quyền sẽ quyết định xử lý tài sản.
- Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài sản gồm: Tên doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có tài sản bị mất, bị hủy hoại; danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản, tên tuyến, địa chỉ, năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (chiều dài, diện tích, khối lượng,...); nguyên giá, giá trị còn lại; tình trạng sử dụng của tài sản trước khi bị mất, bị hủy hoại); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Số tiền thu được từ hoạt động xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong được nộp vào đâu?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (bao gồm cả tiền bồi thường thiệt hại, nếu có) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan, đơn vị được Bộ Giao thông vận tải chỉ định làm chủ tài khoản.
2. Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm:
a) Chi phí kiểm kê, đo vẽ.
b) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ.
c) Chi phí xác định giá, thẩm định giá.
d) Chi phí tổ chức bán vật liệu, vật tư thu hồi.
đ) Chi phí bảo vệ, bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.
e) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
Theo đó, toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (bao gồm cả tiền bồi thường thiệt hại, nếu có) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan, đơn vị được Bộ Giao thông vận tải chỉ định làm chủ tài khoản.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?
- Đà Lạt sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập Đà Lạt với tỉnh nào? Số lượng tỉnh xã sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?
- Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
- Công văn 2148/BYT-BMTE 2025 tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào?
- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?