Thành phần cảm thán là gì? Ví dụ về thành phần cảm thán là gì? Thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học cơ sở?
Thành phần cảm thán là gì? Ví dụ về thành phần cảm thán là gì?
Thành phần cảm thán là một trong những thành phần biệt lập của câu, được sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc, tâm lý của người đang nói. Thông thường, thành phần cảm thán thường được đặt ở đầu câu.
Dấu hiệu nhận biết của thành phần cảm thán trong câu là gì?
- Thành phần cảm thán thường được đi cùng các từ ngữ cảm thán. Ví dụ: Than ơi, Chao ôi, Trời ơi,...
Ví dụ về thành phần cảm thán là gì?
+ "Trời ơi, chỉ còn năm phút nữa là tơi giờ kiểm tra nội quy!"
Câu văn được thêm thành phần cảm thán qua từ " trời ơi ", thể hiện sự hoảng hốt, bất ngờ. Nghĩa của sự việc là thời gian còn rất ngắn ngủi, sắp phải làm bài kiểm tra.
Thông tin mang tính tham khảo!
Thành phần cảm thán là gì? Ví dụ về thành phần cảm thán là gì? Thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học cơ sở? (Hình từ Internet)
Thành phần cảm thán được sử dụng với mục đích gì? Thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Thành phần cảm thán được sử dụng với mục đích gì?
- Thành phần cảm thán được sử dụng với mục đích bộ lộ cảm xúc, thể hiện tâm lý của người nói, người viết.
- Vị trí của thành phần cảm thán là ở đầu câu.
Ví dụ: Ối! Cây bút của tớ đâu rồi!
=> “Ối” là thành phần cảm thán bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
Thông tin mang tính tham khảo!
Thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
- Quy trình bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học.
Chương trình giáo dục trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định về Chương trình giáo dục trung học cơ sở như sau:
- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
- Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Khánh Hòa sáp nhập Ninh Thuận 2025 quy mô dân số bao nhiêu? Đặt trung tâm hành chính chính trị tỉnh nào?
- Danh sách ca sĩ nghệ sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam?
- Định hướng sắp xếp đối với các ĐVHC cấp xã thuộc các ĐVHC cấp huyện ở hải đảo theo Công văn 03 mới nhất 2025?
- Công chức viên chức không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 nếu đã hưởng chính sách nào?
- Hỗ trợ thêm 03 tháng phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ việc theo Nghị quyết 50?