Thâm hụt thương mại là gì? Thặng dư thương mại là gì? Việt Nam định hướng thặng dư thương mại thời kỳ nào theo Quyết định 2471?
Thâm hụt thương mại là gì? Thặng dư thương mại là gì?
Thâm hụt thương mại (Trade Deficit) là tình trạng giá trị nhập khẩu của một quốc gia cao hơn giá trị xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
Thâm hụt thương mại còn được gọi là cán cân thương mại âm, được tính bằng công thức:
Thâm hụt thương mại = Tổng giá trị nhập khẩu – Tổng giá trị xuất khẩu |
Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là tình trạng giá trị xuất khẩu của một quốc gia cao hơn giá trị nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
Thặng dư thương mại còn được gọi là cán cân thương mại dương, được tính theo công thức sau:
Thặng dư thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu |
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Thâm hụt thương mại là gì? Thặng dư thương mại là gì? Việt Nam định hướng thặng dư thương mại thời kỳ nào theo Quyết định 2471? (hình từ Internet)
Việt Nam định hướng thặng dư thương mại thời kỳ nào theo Quyết định 2471?
Theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 2471/QĐ-TTg năm 2011 quy định:
Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 (dưới đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau:
...
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát:
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030.
- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm.
- Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030.
...
Theo đó, tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt có nêu rõ một trong những mục tiêu cụ thể của Chiến lược là giảm dần thâm hụt thương mại , kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015, tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030.
Định hướng nhập khẩu theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa được phê duyệt tại Quyết định 2471 sẽ cải thiện thâm hụt thương mại?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 1 Quyết định 2471/QĐ-TTg năm 2011 quy định về định hướng nhập khẩu như sau:
Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 (dưới đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau:
...
4. Định hướng nhập khẩu
- Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.
- Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.
- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.
5. Giải pháp thực hiện chiến lược
a) Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phát triển sản xuất công nghiệp:
+ Tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động các ngành sản xuất có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày; phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao như vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm công nghệ cao.
+ Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ôtô, dệt may, da giày và công nghệ cao.
...
Theo đó, một trong những định hướng nhập khẩu tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 là đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đường cao tốc là gì? Đường cao tốc được phân làm bao nhiêu cấp? Các quy định chung về đường cao tốc?
- Ban quản trị chung cư ký hợp đồng 3 năm với đơn vị quản lý vận hành khi nhiệm kỳ còn 6 tháng được không?
- Tính cạnh tranh có phải là tiêu chí để sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển không?
- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? Thẩm quyền kiểm tra ra sao? Trách nhiệm gồm những gì?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về cảnh vật quê hương hay nhất? Dàn ý chi tiết thế nào?