Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại là những nguyên tắc nào theo pháp luật thương mại?
Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại là những nguyên tắc nào?
Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại được quy định tại Mục 2 Chương I Luật Thương mại 2005, cụ thể bao gồm những nguyên tắc sau đây:
(1) Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.
(2) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
- Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
- Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
(3) Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
(4) Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại 2005 và trong Bộ luật dân sự.
(5) Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.
- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.
(6) Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại là những nguyên tắc nào theo pháp luật thương mại? (Hình từ Internet)
Thương nhân chưa đăng ký kinh doanh có chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình hay không?
Căn cứ Điều 7 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân như sau:
Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.
Chiếu theo quy định nêu trên, trường hợp thương nhân chưa đăng ký kinh doanh thì thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định pháp luật.
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam là thương nhân được thành lập theo pháp luật nước nào?
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam là thương nhân được thành lập theo pháp luật nước nào thì căn cứ quy định tại Điều 16 Luật Thương mại 2005 như sau:
Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam
1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.
Theo đó, thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
Lưu ý:
- Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
- Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn cuối nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán?
- Mẫu đề cương báo cáo kiểm tra, giám sát Đảng viên của chi bộ? Mốc thời gian kiểm tra, giám sát?
- Mục đích tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11? Yêu cầu khi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc?
- Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?
- File excel tính thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ gia cảnh mới nhất? Tải file excel tính thuế TNCN ở đâu?