Thảm cách điện, găng tay cách điện chưa tiến hành thử nghiệm kiểm tra hàng năm có được phép sử dụng hay không?
Thảm cách điện và găng tay cách điện là gì?
Thảm cách điện được giải thích theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 (IEC 61111:2009) quy định như sau:
Thảm cách điện (electrical insulating matting)
Tấm mềm được làm bằng chất đàn hồi, được sử dụng để phủ lên bề mặt mà trên đó người công nhân đứng (điện thế của bề mặt này thường bằng với điện thế đất).
CHÚ THÍCH: Tấm này có thể có nhiều hình dạng xác định hoặc ở dạng cuộn để người công nhân có thể tùy ý cắt cho phù hợp với ứng dụng cụ thể.
[Định nghĩa 5.2.3 của IEC 60743 và IEV 651-04-07, có sửa đổi]
Bên cạnh đó, theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2014/BLĐTBXH quy định:
Găng tay cách điện là găng tay làm bằng vật liệu đàn hồi hoặc nhựa dẻo, được sử dụng để bảo vệ người lao động khỏi các nguy hiểm về điện.
Thảm cách điện và găng tay cách điện (Hình từ Internet)
Thảm cách điện, găng tay cách điện chưa tiến hành thử nghiệm kiểm tra hàng năm có được phép sử dụng hay không?
Thứ nhất, về thảm cách điện, tại B.7 Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 (IEC 61111:2009) quy định như sau:
B.7 Kiểm tra và thử nghiệm định kỳ
Không nên sử dụng thảm cách điện, ngay cả thảm đang được lưu kho, nếu chúng không được kiểm tra và/hoặc thử nghiệm điện trong vòng 12 tháng trước đó.
Các thử nghiệm trên thảm cách điện bao gồm kiểm tra bằng mắt, sau đó thử nghiệm kiểm chứng điện môi mà không qua ổn định ẩm, ngoại trừ thảm cấp 0 thì chỉ yêu cầu kiểm tra bằng mắt.
...
Theo đó, quy định trong TCVN nêu rằng không nên sử dụng thảm cách điện, ngay cả thảm đang được lưu kho, nếu chúng không được kiểm tra và/hoặc thử nghiệm điện trong vòng 12 tháng trước đó.
Thứ hai, về găng tay cách điện quy định ở tiểu mục 3.4 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2014/BLĐTBXH cụ thể:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
...
3.3. Găng tay cách điện lưu thông trên thị trường
3.3.1. Găng tay cách điện lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định.
3.3.2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc thanh tra, kiểm tra chất lượng đối với găng tay cách điện lưu thông trên thị trường như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
3.4. Quản lý sử dụng găng tay cách điện
3.4.1. Găng tay cách điện phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của các dung môi có hại và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
3.4.2. Sử dụng găng tay cách điện đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.3. Găng tay cách điện phải được thử nghiệm thường xuyên ít nhất một lần trong 06 tháng.
Sau mỗi lần thử nghiệm phải có biên bản ghi lại kết quả thử nghiệm và thời hạn thử nghiệm tiếp theo đối với sản phẩm đạt yêu cầu. Không sử dụng găng tay cách điện nếu kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu.
Vì vậy, găng tay cách điện phải được thử nghiệm thường xuyên ít nhất một lần trong 06 tháng, đây là quy định bắt buộc phải thực hiện.
Găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định như thế nào?
Găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định ở tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2014/BLĐTBXH cụ thể:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Găng tay cách điện sản xuất trong nước
3.1.1. Găng tay cách điện sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong « Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật » ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.1.2. Găng tay cách điện sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy và ghi nhãn theo quy định hiện hành của Việt Nam, với các thông tin tối thiểu tại Điều 5.7 mục 5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002), được đóng gói theo quy định tại Điều 5.8 mục 5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).
...
Theo đó, găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định như sau:
- Găng tay cách điện sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức:
Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong « Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật » ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Găng tay cách điện sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy và ghi nhãn theo quy định hiện hành của Việt Nam, với các thông tin tối thiểu tại Điều 5.7 mục 5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002), được đóng gói theo quy định tại Điều 5.8 mục 5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?