Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Tết Cơm Mới là gì?
Tết Cơm mới là ngày 10 tháng 10 âm lịch hay còn gọi là tết song thập, trùng thập, hạ nguyên là ngày mà người nông dân sau khi thu hoạch vụ lúa thứ 2 trong năm. Do đó, ngày này người nông dân thường tổ chức ăn mừng để cảm tạ Tiên nông đã giúp đỡ họ có một mùa màng bội thu. Ngày nay, người nông dân thường làm bánh giày bằng gạo mới, nấu chè, nấu cỗ dâng cúng tế gia tiên và thần linh để bày tỏ lòng thành kính.
Cũng là thời điểm ngày 10 tháng 10 âm lịch các thầy thuốc cho rằng linh khí của đất trời hội tụ vào những cây dược liệu cũng là lúc thu hoạch tốt nhất, họ mang những sản vật về nấu cơm mới để cúng tổ tiên, thần linh, thổ địa và ra chùa làm lễ, rồi sau đó có thể đem cho biếu người thân. Ngoài việc được coi là tết của nông dân và các thầy thuốc, thì đây cũng được coi là tết của những ông Đồng bà Cốt, những người tham gia tín ngưỡng hầu đồng, họ mở tiệc linh đình khoản đãi mọi người.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Tết Cơm mới không phải là ngày lễ lớn của đất nước.
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không? (Hình từ Internet)
Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động có 6 ngày lễ tết trong năm và được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương tổng cộng 11 ngày, cụ thể:
- Tết Dương lịch: 1 ngày
- Tết Âm lịch: 5 ngày
- Ngày Chiến thắng: 1 ngày
- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày
- Quốc khánh: 2 ngày
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày
Riêng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì được nghỉ làm việc tổng cộng 13 ngày lễ, Tết. Tất cả ngày nghỉ lễ tết, người lao động đều được hưởng nguyên lương.
Như vậy, Tết Cơm mới không phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động bao gồm cả người lao động là dân tộc thiểu số.
Người lao động làm thêm giờ vào các ngày lễ được nhận tiền lương thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ của người lao động như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người lao động đi làm vào dịp lễ, tết thì được hưởng mức lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?