Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu?

Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu? Hình thức huấn luyện an toàn điện được quy định như thế nào? Trách nhiệm về an toàn điện của chủ đầu tư công trình điện lực, tổ chức, đơn vị quản lý vận hành, cải tạo công trình điện lực và các hoạt động sử dụng điện cho sản xuất là gì?

Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định về biển cấm, biển báo, tín hiệu cảnh báo về an toàn điện như sau:

Biển cấm, biển báo, tín hiệu cảnh báo về an toàn điện
1. Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện tại các trạm điện, cột điện và các vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện và các quy định của pháp luật về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
2. Các cột điện phải được sơn màu trắng, đỏ từ khoảng chiều cao 50 m trở lên và phải đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột trong các trường hợp sau:
a) Cột điện cao từ 80 m trở lên;
b) Cột điện cao trên 50 m đến dưới 80 m nhưng ở vị trí có yêu cầu đặc biệt.
...

Theo đó, chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện tại các điểm sau:

+ Trạm điện,

+ Cột điện,

+ Các vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện và các quy định của pháp luật về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu?

Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu? (Hình từ Internet)

Hình thức huấn luyện an toàn điện được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định về hình thức huấn luyện an toàn điện như sau:

Tổ chức huấn luyện
...
2. Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện
a) Người huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó;
b) Người huấn luyện, sát hạch phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
3. Hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch
a) Hình thức huấn luyện: Huấn luyện phần lý thuyết được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến; huấn luyện phần thực hành được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp;
b) Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ;
c) Huấn luyện định kỳ: Thực hiện trong hạn tối đa 2 năm kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần gần nhất. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giơ;
d) Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên sau đó trở lại làm việc. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 08 giờ.
...

Như vậy, hình thức huấn luyện an toàn điện gồm:

- Hình thức huấn luyện: Huấn luyện phần lý thuyết được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến; huấn luyện phần thực hành được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp;

- Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ;

- Huấn luyện định kỳ: Thực hiện trong hạn tối đa 2 năm kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần gần nhất. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giơ;

- Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên sau đó trở lại làm việc. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 08 giờ.

Trách nhiệm về an toàn điện của chủ đầu tư công trình điện lực, tổ chức, đơn vị quản lý vận hành, cải tạo công trình điện lực và các hoạt động sử dụng điện cho sản xuất là gì?

Căn cứ Điều 69 Luật Điện lực 2024 quy định trách nhiệm về an toàn điện của chủ đầu tư công trình điện lực, tổ chức, đơn vị quản lý vận hành, cải tạo công trình điện lực và các hoạt động sử dụng điện cho sản xuất như sau:

- Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kỹ thuật điện, an toàn điện và các quy định của pháp luật về an toàn điện;

- Lắp đặt biển cấm, biển báo, tín hiệu cảnh báo về an toàn điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức hoặc thuê đơn vị có đủ năng lực tổ chức huấn luyện, sát hạch, cấp thẻ an toàn điện cho người lao động là người trực tiếp thực hiện công việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, quản lý, vận hành hệ thống điện, công trình điện lực; kiểm định thiết bị, dụng cụ điện và công việc khác liên quan trực tiếp đến hệ thống điện phải được huấn luyện, sát hạch, cấp thẻ an toàn điện thuộc phạm vi quản lý;

- Khi xảy ra sự cố, tai nạn điện phải áp dụng ngay các biện pháp để khắc phục sự cố, tai nạn điện, cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm và kịp thời báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Thực hiện chế độ báo cáo về an toàn điện và vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.

Công trình điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực có trách nhiệm đặt biển cấm, biển báo an toàn điện ở đâu?
Pháp luật
Chủ sở hữu công trình điện lực là ai? Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được thực hiện kiểm tra như thế nào?
Pháp luật
Quy định chung về bảo vệ công trình điện lực mới nhất theo Nghị định 62 2025 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả đánh giá an toàn kỹ thuật đối với công trình phát điện năm 2025 như thế nào?
Pháp luật
Công trình điện là tài sản công tại tổ chức xã hội đang trong tình trạng thế chếp thì có được chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam không?
Pháp luật
Trách nhiệm của bên nhận công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước bao gồm những gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Giá trị công trình điện chuyển giao thuộc hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các dự án khu đô thị được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức chi trong quá trình chuyển giao công trình điện được xác định như thế nào? Nội dung chi bao gồm những gì?
Pháp luật
Xử lý đất gắn với công trình điện chuyển giao có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình điện
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
13 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào