Tài liệu thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường được xử lý như thế nào? Tài liệu trong thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường được tổ chức sắp xếp theo hình thức nào?
Tài liệu thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường được xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Quy chế quản lý và hoạt động thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2350/QĐ-BTNMT năm 2019, có quy định về xử lý, cập nhật tài liệu vào thư viện như sau:
Xử lý, cập nhật tài liệu vào thư viện
1. Thực hiện xử lý, cập nhật tài liệu theo danh mục tài liệu đã phê duyệt.
2. Tài liệu bổ sung vào thư viện phải được xử lý theo quy tắc, quy chuẩn, quy trình của nghiệp vụ thư viện để phục vụ việc quản lý, tra cứu và sử dụng.
3. Xử lý tài liệu bao gồm:
a) Xử lý kỹ thuật: Đăng ký tài liệu vào sổ tài sản của thư viện; đóng dấu; tạo lập ký hiệu xếp giá; dán nhãn, mã vạch, hoặc một số dạng thức khác.
b) Xử lý hình thức: Biên mục mô tả tài liệu.
c) Xử lý nội dung: Định chỉ số phân loại; định chủ đề, từ khóa; chú giải; tóm tắt nội dung tài liệu.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường được xử lý theo kỹ thuật, hình thức và nội dung.
- Xử lý kỹ thuật: Đăng ký tài liệu vào sổ tài sản của thư viện; đóng dấu; tạo lập ký hiệu xếp giá; dán nhãn, mã vạch, hoặc một số dạng thức khác.
- Xử lý hình thức: Biên mục mô tả tài liệu.
- Xử lý nội dung: Định chỉ số phân loại; định chủ đề, từ khóa; chú giải; tóm tắt nội dung tài liệu.
Tài liệu thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài liệu trong thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường được tổ chức sắp xếp theo hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Quy chế quản lý và hoạt động thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2350/QĐ-BTNMT năm 2019, có quy định về tổ chức sắp xếp tài liệu như sau:
Tổ chức sắp xếp tài liệu
1. Tổ chức tài liệu để xác định vị trí của tài liệu trong thư viện giúp cho công tác quản lý, bảo quản và phục vụ người sử dụng được nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
2. Các hình thức tổ chức sắp xếp tài liệu trong thư viện:
a) Tài liệu giấy chủ yếu được tổ chức theo các hình thức sau:
- Kho mở (tài liệu được sắp xếp theo chỉ số phân loại, hoặc chủ đề, kết hợp với ký hiệu tên tác giả hoặc nhan đề), cho phép người sử dụng tiếp cận trực tiếp với tài liệu thư viện.
- Kho đóng (tài liệu được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt, kết hợp với khổ sách, ngôn ngữ và loại tài liệu), cho phép người sử dụng tiếp cận tài liệu thư viện thông qua cán bộ thư viện.
b) Tài liệu số được tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu.
3. Việc tổ chức tài liệu trong thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Khoa học, phù hợp với quy mô, loại hình, nội dung vốn tài liệu, mục đích sử dụng và đối tượng người sử dụng.
b) Bảo đảm thuận lợi cho việc phục vụ người sử dụng và bảo quản, giữ gìn an toàn cho tài liệu.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu trong thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường được tổ chức sắp xếp theo hình thức sau:
- Tài liệu giấy chủ yếu được tổ chức theo các hình thức sau:
+ Kho mở (tài liệu được sắp xếp theo chỉ số phân loại, hoặc chủ đề, kết hợp với ký hiệu tên tác giả hoặc nhan đề), cho phép người sử dụng tiếp cận trực tiếp với tài liệu thư viện.
+ Kho đóng (tài liệu được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt, kết hợp với khổ sách, ngôn ngữ và loại tài liệu), cho phép người sử dụng tiếp cận tài liệu thư viện thông qua cán bộ thư viện.
- Tài liệu số được tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu.
Tài liệu thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường được bảo quản bằng hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý và hoạt động thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2350/QĐ-BTNMT năm 2019, có quy định về bảo quản tài liệu thư viện như sau:
Bảo quản tài liệu thư viện
1. Thực hiện việc bảo quản tài liệu thư viện để có thể sử dụng được lâu dài, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.
2. Các hình thức bảo quản tài liệu trong thư viện bao gồm:
a) Tổ chức, sắp xếp tài liệu và tổ chức kho một cách khoa học, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường để không làm hư hại tài liệu trong quá trình lưu giữ và phục vụ.
b) Phục chế, gia cố, đóng bìa các tài liệu bị hư hỏng.
c) Làm vệ sinh lau chùi, hút bụi, hút ẩm; khử nấm mốc, chống côn trùng có hại cho tài liệu; có các thiết bị, biện pháp phòng chống cháy, nổ phù hợp.
d) Phục chế kịp thời các tài liệu bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc do không được thực hiện các biện pháp bảo quản theo quy định.
3. Việc bảo quản tài liệu phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với từng loại tài liệu.
4. Tài liệu số phải được kiểm tra, sao lưu định kỳ.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu trong thư viện Bộ Tài nguyên và Môi trường được bảo quản bằng hình thức sau:
- Tổ chức, sắp xếp tài liệu và tổ chức kho một cách khoa học, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường để không làm hư hại tài liệu trong quá trình lưu giữ và phục vụ.
- Phục chế, gia cố, đóng bìa các tài liệu bị hư hỏng.
- Làm vệ sinh lau chùi, hút bụi, hút ẩm; khử nấm mốc, chống côn trùng có hại cho tài liệu; có các thiết bị, biện pháp phòng chống cháy, nổ phù hợp.
- Phục chế kịp thời các tài liệu bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc do không được thực hiện các biện pháp bảo quản theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?