Sự kiện nổi bật ngày 21 tháng 5 tại Việt Nam và thế giới? Tiền lương làm thêm giờ ban đêm vào ngày 21 5 tính thế nào?
Sự kiện nổi bật ngày 21 tháng 5 tại Việt Nam và thế giới?
Tham khảo các sự kiện ngày 21 tháng 5 tại Việt Nam
- Ngày 21 tháng 5 năm 1954: 3.000 công nhân Nhà máy sợi Nam Định cùng nhân dân thành phố tổ chức mít tinh lớn và biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp, can thiệp Mỹ âm mưu mở rộng, kéo dài chiến tranh Đông Dương và ủng hộ Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ở Hội nghị Giơnevơ.
- Ngày 21 tháng 5 năm 1956: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, bút danh C.B., đăng báo Nhân dân, số 807.
Tham khảo các sự kiện ngày 21 tháng 5 tại Thế giới
- Ngày 21 tháng 5 năm 851: Chế độ nô lệ được bãi bỏ tại Colombia
- Ngày 21 tháng 5 năm 1840 New Zealand được tuyên bố là thuộc địa của Đế quốc Anh
- Ngày 21 tháng 5 năm 1991 Cựu thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi bị ám sát bởi bó hoa có chứa một quả bom.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Sự kiện nổi bật ngày 21 tháng 5 tại Việt Nam và thế giới? Tiền lương làm thêm giờ ban đêm vào ngày 21 5 tính thế nào? (Hình từ Internet)
Ngày 21 tháng 5 có phải ngày lễ lớn trong năm theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn của đất nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 21 tháng 5 không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định.
Tiền lương làm thêm giờ ban đêm vào ngày 21 tháng 5 tính theo sản phẩm của người lao động được tính thế nào?
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, được hưởng tiền lương tính theo công thức sau:
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính theo khoản 2 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Trong đó:
Trong đó, đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;
- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.
Ngày 21 tháng 5 không phải ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, tiền lương làm thêm giờ ban đêm vào ngày 21 5 tính theo sản phẩm của người lao động được tính theo công thức trên.
Người lao động có những quyền nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Top mẫu viết lưu bút lớp 5 ngắn gọn, ý nghĩa? Cách viết lưu bút lớp 5 cảm động? Viết lưu bút ngắn gọn lớp 5?
- Danh sách nơi trưng bày xá lợi Phật đến ngày 2 6? Điều kiện để đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung bao gồm những gì?
- Lời chia tay của giáo viên chủ nhiệm với học sinh cuối năm học 2024 2025? Lời chia tay của cô giáo chủ nhiệm ngắn gọn?
- Công văn 1372/QLD-MP ngày 19/5/2025 về tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm với sản phẩm chống nắng ra sao?
- Xá lợi Phật được gia hạn ở Việt Nam đến ngày nào? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay được quy định ra sao?