Lời chia tay của giáo viên chủ nhiệm với học sinh cuối năm học 2024 2025? Lời chia tay của cô giáo chủ nhiệm ngắn gọn?
Lời chia tay của giáo viên chủ nhiệm với học sinh cuối năm học 2024 2025? Lời chia tay của cô giáo chủ nhiệm ngắn gọn?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc thì ngày bế giảng hay tổng kết năm học 2025 chính thức cụ thể sẽ do từng tỉnh, thành phố quyết định. Tuy nhiên, sẽ hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
Dưới đây là lời chia tay của giáo viên chủ nhiệm với học sinh cuối năm học 2024 2025 (Lời chia tay của cô giáo chủ nhiệm ngắn gọn):
TẢI VỀ Để xem toàn bộ
Lời chia tay của giáo viên chủ nhiệm với học sinh cuối năm học 2024 2025 (Lời chia tay của cô giáo chủ nhiệm ngắn gọn) tham khảo như trên.
Lời chia tay của giáo viên chủ nhiệm với học sinh cuối năm học 2024 2025? Lời chia tay của cô giáo chủ nhiệm ngắn gọn? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên như sau:
(1) Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm:
(i) Thời gian nghỉ hè theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục 2019.
Trong thời gian nghỉ hè, giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, tham gia công tác thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh khi cơ quan có thẩm quyền triệu tập;
(ii) Thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội;
(iii) Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phù hợp, đúng quy định, bảo đảm khung thời gian năm học.
(2) Trường hợp thời gian nghỉ hè và thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ có giai đoạn trùng nhau, ngoài thời gian nghỉ theo quy định tại (ii1) thì thời gian nghỉ của giáo viên bao gồm:
(i) Thời gian nghỉ thai sản theo quy định;
(ii) Thời gian nghỉ hè ngoài thời gian nghỉ thai sản (trước hoặc sau thời gian nghỉ thai sản);
(iii) Trường hợp thời gian nghỉ hè quy định tại (ii2) y ít hơn số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì giáo viên được nghỉ thêm một số ngày. Tổng số ngày nghỉ thêm và số ngày nghỉ quy định tại điểm b khoản này bằng số ngày nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động. Thời gian nghỉ thêm được sắp xếp linh hoạt theo thỏa thuận giữa giáo viên với hiệu trưởng.
(3) Trường hợp giáo viên nam được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trong thời gian nghỉ chế độ giáo viên nam được tính dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định và không phải dạy bù. Trường hợp thời gian nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con của giáo viên nam trùng với thời gian nghỉ hè thì không được nghỉ bù.
(4) Thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng:
(i) Thời gian nghỉ hằng năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng bao gồm thời gian nghỉ hè; thời gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
(ii) Thời gian nghỉ hè của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bố trí linh hoạt trong năm học và trong thời gian nghỉ hè của giáo viên để bảo đảm các hoạt động của nhà trường diễn ra bình thường và bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ công tác do cơ quan quản lý các cấp triệu tập (nếu có). Lịch nghỉ hè của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý hoặc theo phân cấp.
Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo thế nào?
Căn cứ theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định nhiệm vụ và quyền của nhà giáo như sau:
Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc của giáo viên dành cho học sinh cuối cấp trung học phổ thông? Cấp học và độ tuổi của giáo dục THPT?
- Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 được tổ chức vào ngày nào? Chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 là gì?
- Stt hay về học sinh lớp 12 ngắn gọn hài hước? Học sinh lớp 12 có bắt buộc thi môn Tiếng anh khi dự thi tốt nghiệp THPT không?
- Mẫu bài phát biểu bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương 2024 2025? Tải về mẫu bài phát biểu bàn giao học sinh?
- Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm? Trách nhiệm của GVCN trong việc đánh giá học sinh THCS?