Công văn 1372/QLD-MP ngày 19/5/2025 về tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm với sản phẩm chống nắng ra sao?

Công văn 1372/QLD-MP ngày 19/5/2025 về tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm với sản phẩm chống nắng ra sao?

Công văn 1372/QLD-MP ngày 19/5/2025 về tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm với sản phẩm chống nắng ra sao?

Ngày 19/5/2025, Cục Quản lý dược ban hành Công văn 1372/QLD-MP năm 2025 về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

>>> Xem toàn văn Công văn 1372/QLD-MP TẠI ĐÂY

Theo đó, Cục Quản lý Dược thông báo:

(1) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện các nội dung tại các văn bản nêu trên và tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm mỹ phẩm chống nắng, cụ thể như sau:

- Rà soát các phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có công bố tính năng, công dụng chống nắng đã được tiếp nhận, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định hiện hành về quản lý mỹ phẩm; Thu hồi các số tiếp nhận phiếu công bố không đáp ứng quy định;

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra việc ghi nhãn, quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm chống nắng trên địa bàn;

- Chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu mỹ phẩm chống nắng để kiểm tra, xác định chỉ số SPF (Sun Protection Factor);

- Kịp thời báo cáo về Cục Quản lý Dược các mẫu mỹ phẩm chống nắng vi phạm để thu hồi, tiêu hủy và xử lý, xử phạt nghiêm theo quy định.

(2) Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường thực hiện đúng các quy định về quản lý mỹ phẩm và thực hiện các nội dung sau:

- Rà soát hồ sơ thông tin sản phẩm (Product Information File -PIF), phương pháp và kết quả xác định chỉ số SPF của sản phẩm, bảo đảm đầy đủ, chính xác, sẵn sàng cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra chất lượng;

- Rà soát nội dung phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có ghi tính năng, công dụng chống nắng, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định hiện hành;

- Rà soát nhãn sản phẩm ghi tính năng, công dụng chống nắng, chỉ số SPF, bảo đảm phù hợp với quy định ghi nhãn, nội dung chính xác, thống nhất với phiếu công bố và tuân thủ Hướng dẫn của ASEAN về ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm chống nắng.

*Trên đây là "Công văn 1372/QLD-MP ngày 19/5/2025 về tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm với sản phẩm chống nắng ra sao?"

Công văn 1372/QLD-MP ngày 19/5/2025 về tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm với sản phẩm chống nắng ra sao?

Công văn 1372/QLD-MP ngày 19/5/2025 về tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm với sản phẩm chống nắng ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng MXH TikTok, Facebook, Zalo tại Công văn 1149 thế nào?

Theo đó, tại Công văn 1149/QLD-MP năm 2025, để bảo đảm an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hậu mại mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược thông báo đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý.

- Thường xuyên và chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Chi cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường.

Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc; Quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng và bản chất vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố hoặc gây hiểu lầm sản phẩm đó là thuốc.

- Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm theo quy định tại:

+ Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP),

+ Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP),

+ Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CPNghị định 128/2022/NĐ-CP).

+ Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người tiêu dùng.

+ Chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm (giá trị hàng hóa lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, sai phạm có tổ chức, tái phạm…).

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất mỹ phẩm:

+ Nghiêm túc nghiên cứu quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm để kê khai và cập nhật thay đổi đối với các thông tin công bố theo quy định trên phiếu công bố bảo đảm tính chính xác và trung thực, lưu giữ đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và xuất trình cho cơ quan kiểm tra, thanh tra khi được yêu cầu.

+ Không được sản xuất, gia công mỹ phẩm tại các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; sản xuất mỹ phẩm công thức có thành phần theo đúng hồ sơ công bố và theo đúng quy định.

+ Chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, chất lượng và hiệu quả sản phẩm.

Yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm hiện nay ra sao?

Theo Điều 13 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm hiện nay như sau:

- Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khoẻ con người khi được dùng trong những điều kiện bình thường hoặc những điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, thận trọng đặc biệt, cũng như các thông tin khác cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm.

- Nhà sản xuất, chủ sở hữu sản phẩm phải đánh giá tính an toàn trên mỗi sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN. Giới hạn kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu của ASEAN quy định tại Phụ lục số 06-MP. Thành phần công thức mỹ phẩm phải đáp ứng theo các Phụ lục (Annexes) - bản mới nhất của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN (địa chỉ truy cập: www.dav.gov.vn hoặc www.aseansec.org).

Kinh doanh mỹ phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công văn 1372/QLD-MP ngày 19/5/2025 về tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm với sản phẩm chống nắng ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh mỹ phẩm
9 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào