Sự kiện nổi bật ngày 22 tháng 5 tại Việt Nam và thế giới? Ngày 22 tháng 5 có phải ngày lễ lớn trong năm?
Sự kiện ngày 22 tháng 5 tại Việt Nam và thế giới?
Tham khảo các sự kiện ngày 22 tháng 5 tại Việt Nam
- Ngày 22 tháng 5 năm 1993: Chính phủ Việt Nam ra nghị định về việc thành lập Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân vǎn quốc gia.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1946: Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt đã được thành lập.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 70 thành lập Ủy ban Trung ương hộ đê - tiền thân của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai ngày nay.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1901: Ngày sinh nhà vǎn Ngô Vǎn Triện, bút danh Trúc Khê, sinh ra tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1968: Quốc hội nhất trí thông qua lời kêu gọi của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa III, Kỳ họp thứ 4 gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 1 Quyết định 89-HĐBT năm 1990 có quy định về ngày truyền thống phòng chống thiên tại của Việt Nam như sau:
Điều 1. Nay lấy ngày 22-5 hàng năm làm Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam.
Như vậy, ngày 22 tháng 5 hằng năm còn được xem là Ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam.
Tham khảo các sự kiện ngày 22 tháng 5 tại Thế giới
- Ngày 22 tháng 5 năm 1960: Trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận, với cường độ 9.5 MW, xảy ra tại miền nam Chile.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1947: Diễn ra Chiến tranh Lạnh do Mỹ phát động. Đây là cuộc chiến tranh nhằm chống lại sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1813: Ngày sinh của Richard Wagner - nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1972: Tổng thống Mỹ Richard Nixon chính thức đi thăm Liên Xô, tiến hành hội đàm với tổng Bí thư L. Brêgiơnép.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1990: Nam và Bắc Y-ê-men hợp nhất, nước Cộng hòa Y-ê-men ra đời.
Ngoài ra, ngày 22 tháng 5 hằng năm được chọn là Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Sự kiện nổi bật ngày 22 tháng 5 tại Việt Nam và thế giới? Ngày 22 tháng 5 có phải ngày lễ lớn trong năm? (Hình từ Internet)
Ngày 22 tháng 5 có phải ngày lễ lớn trong năm theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn của đất nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 22 tháng 5 không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định.
Tiền lương vào ngày lễ lớn trong năm có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC các khoản thu nhập sau đây sẽ được miễn thuế.
- Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
+) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ. Và ông A làm thêm giờ vào ngày lễ, được trả với mức lương 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
Theo đó, theo quy định trên thì chỉ những phần tiền lương, tiền công được trả cao hơn so với mức lương ngày thường do phải làm thêm giờ mới được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, thuế thu nhập cá nhân khi đi làm vào ngày lễ lớn được tính như sau:
- Trường hợp ngày lễ lớn rơi vào ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 hoặc rơi vào ngày nghỉ hằng tuần hoặc ngày nghỉ hằng năm theo quy tại Điều 111 và 113 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương ngày này không chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Trường hợp ngày lễ lớn đi làm bình thường thì chỉ khoản tiền lương được trả cao hơn so với mức lương ngày thường do phải làm thêm giờ mới được miễn thuế thu nhập cá nhân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể ra sao?
- Lễ quốc tang cấm những hoạt động gì? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông báo về Lễ Quốc tang theo quy định?
- Thông báo Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước khi nào ban hành theo Nghị định 105? Thời gian tổ chức Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước là bao lâu?
- Cách treo Cờ Đảng khi tổ chức Lễ Quốc tang Nguyên Chủ tịch nước kèm Hình ảnh minh họa theo Hướng dẫn 105?