Sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
- Sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Cố ý làm lộ bí mật nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Bí mật nhà nước được phân loại như thế nào?
Sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có phải hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ khoản 8 Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
...
7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Như vậy, sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước khi chưa được người có thẩm quyền cho phép là hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước.
Sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có phải hành vi bị nghiêm cấm không? (Hình từ internet)
Sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Căn cứ điểm b khoản 3, khoản 5 Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
b) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình hoặc hình thức khác trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền;
c) Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
d) Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vào địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước hoặc quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền.
...
5. Hình thức phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, đ khoản 3 Điều này.
...
Theo quy định trên, hành vi sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải chịu hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Đối với tổ chức có hành vi sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Cố ý làm lộ bí mật nước sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 337 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 125 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước mà không thuộc tội gián điệp tại Điều 110 Bộ luật hình sự 2015 thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bí mật nhà nước được phân loại như thế nào?
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật căn cứ tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 bao gồm:
- Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
- Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
- Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?