Sở Ngoại vụ là gì? Sở Ngoại vụ được thành lập khi nào? Tổng số lượng Sở Ngoại vụ được thành lập tối đa là bao nhiêu?

Sở Ngoại vụ là gì? Sở Ngoại vụ được thành lập khi nào? Tổng số lượng Sở Ngoại vụ được thành lập tối đa là bao nhiêu? Nguyên tắc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo Nghị định 45 thế nào?

Sở Ngoại vụ là gì? Sở Ngoại vụ được thành lập khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương
1. Sở Ngoại vụ
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (đối với những tỉnh có đường biên giới).
Sở Ngoại vụ được thành lập khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Có cửa khẩu quốc tế đường bộ;
b) Có cửa khẩu quốc tế đường hàng không;
c) Có cảng biển quốc tế;
d) Có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên (hoặc có tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 100.000 tỷ Việt Nam đồng) đang hoạt động tại địa phương, có trên 4.000 người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại địa phương, có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt từ 100.000 tỷ Việt Nam đồng trở lên, đã ký kết thỏa thuận về hợp tác quốc tế với 5 địa phương trở lên.
Đối với các địa phương không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ thì sáp nhập, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Sở Dân tộc và Tôn giáo
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo.
Sở Dân tộc và Tôn giáo được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Có ít nhất 20.000 người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản;
b) Có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;
c) Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư hoặc biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.
Đối với các địa phương không tổ chức riêng Sở Dân tộc và Tôn giáo thì chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Nội vụ.
...

Theo đó, Sở Ngoại vụ được xem là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (đối với những tỉnh có đường biên giới).

Và, Sở Ngoại vụ là cơ quan đặc thù được tổ chức ở một số địa phương theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Sở Ngoại vụ được thành lập khi đáp ứng một trong các tiêu chí, cụ thể sau đây:

(1) Có cửa khẩu quốc tế đường bộ;

(2) Có cửa khẩu quốc tế đường hàng không;

(3) Có cảng biển quốc tế;

(4) Có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên (hoặc có tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 100.000 tỷ Việt Nam đồng) đang hoạt động tại địa phương, có trên 4.000 người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại địa phương, có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đạt từ 100.000 tỷ Việt Nam đồng trở lên, đã ký kết thỏa thuận về hợp tác quốc tế với 5 địa phương trở lên.

Lưu ý: Đối với các địa phương không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ thì sáp nhập, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sở Ngoại vụ là gì? Sở Ngoại vụ được thành lập khi nào? Tổng số lượng Sở Ngoại vụ được thành lập tối đa là bao nhiêu?

Sở Ngoại vụ là gì? Sở Ngoại vụ được thành lập khi nào? Tổng số lượng Sở Ngoại vụ được thành lập tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tổng số lượng Sở Ngoại vụ được thành lập tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Khung số lượng sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Tổng số lượng sở được thành lập theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này không vượt quá khung số lượng sở tối đa như sau:
1. Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức 15 sở. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được quyết định việc thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể sở, bảo đảm phù hợp với đặc thù của địa phương, quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Đối với các tỉnh, thành phố khác được tổ chức không quá 14 sở.

Như vậy, tổng số lượng Sở Ngoại vụ được thành lập không vượt quá khung số lượng sở tối đa như sau:

- Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức 15 Sở Ngoại vụ.

Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được quyết định việc thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi, giải thể Sở Ngoại vụ, bảo đảm phù hợp với đặc thù của địa phương, quy định của Luật Thủ đô 2024 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Đối với các tỉnh, thành phố khác được tổ chức không quá 14 Sở Ngoại vụ.

Nguyên tắc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo Nghị định 45 thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Theo đó, nguyên tắc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Nghị định 45/2025/NĐ-CP được pháp luật quy định bao gồm:

- Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ trung ương đến cấp huyện.

- Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở, phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất thiết ở trung ương có bộ, cơ quan ngang bộ thì cấp tỉnh, cấp huyện có tổ chức tương ứng.

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

- Không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan cấp trên đặt tại địa bàn.

Sở Ngoại vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sở Ngoại vụ là gì? Sở Ngoại vụ được thành lập khi nào? Tổng số lượng Sở Ngoại vụ được thành lập tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Chức năng của Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh là gì? Giám đốc Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Sở?
Pháp luật
Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân không? Sở Ngoại vụ có những đơn vị chức năng nào?
Pháp luật
Biên chế công chức Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định đúng không?
Pháp luật
Sở ngoại vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý của cơ quan nào? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác hợp tác và hội nhập quốc tế?
Pháp luật
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước hay không?
Pháp luật
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao đúng không? Có con dấu hình Quốc huy không?
Pháp luật
Giám đốc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hoạt động đối ngoại trên địa bàn nào? Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh có thực hiện cấp thị thực cho người nước ngoài không?
Pháp luật
Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn có chức năng gì? Sở Ngoại vụ có con dấu và tài khoản riêng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở Ngoại vụ
18 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sở Ngoại vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sở Ngoại vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào