Quy trình mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi gồm bao nhiêu bước theo quy định pháp luật?
Quy trình mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi gồm bao nhiêu bước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 89 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi
1. Quy trình mua sắm tập trung:
Việc mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 34 của Nghị định này, bao gồm các bước sau:
a) Xác định khối lượng mua sắm:
...
Đơn vị mua sắm tập trung, đàm phán giá có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu mua sắm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân (nếu có) và tổ chức mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế cho cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân như quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn;
b) Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Đấu thầu;
c) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 38 của Nghị định này.
Trường hợp cần lựa chọn nhiều hơn 01 nhà thầu trúng thầu trong 01 phần hoặc 01 gói thầu không chia phần, hồ sơ mời thầu phải quy định các điều kiện chào thầu, phương pháp đánh giá, xếp hạng nhà thầu;
d) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 hoặc các Điều 39, 40, 41, 42 và 43 của Nghị định này;
đ) Việc trình thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu trong trường hợp nhà thầu có yêu cầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 và Điều 44 của Nghị định này;
e) Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung:
Đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu trúng thầu hoàn thiện nội dung thỏa thuận khung theo quy định tại Điều 90 của Nghị định này, làm cơ sở ký kết thỏa thuận khung. Trường hợp một nhà thầu trúng nhiều phần của gói thầu hoặc trúng nhiều gói thầu khác nhau, nhà thầu phải nộp bản cam kết bảo đảm nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để hoàn thành công việc theo chất lượng và tiến độ thực hiện; bản cam kết này là một phần của hợp đồng;
g) Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu:
...
Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không phải ký kết thỏa thuận khung theo quy định tại điểm e khoản này. Nhà thầu đã ký kết thỏa thuận khung phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước hoặc cùng thời điểm hợp đồng có hiệu lực cho đơn vị có nhu cầu mua sắm.
...
h) Quyết toán, thanh lý hợp đồng.
...
Như vậy, quy trình mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi áp gồm 8 bước:
Bước 1: Xác định khối lượng mua sắm;
Bước 2: Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu;
Bước 5: Thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu trong trường hợp nhà thầu có yêu cầu thực hiện;
Bước 6: Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung;
Bước 7: Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
Bước 8: Quyết toán, thanh lý hợp đồng.
Quy trình mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi gồm bao nhiêu bước theo quy định pháp luật? (hình từ internet)
Căn cứ vào đâu để tổ chức lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu theo hình thức mua sắm tập trung?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi
...
2. Căn cứ quy mô, tính chất, gói thầu có thể được chia thành nhiều phần để tổ chức đấu thầu lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu trúng thầu.
...
Như vậy, căn cứ vào quy mô, tính chất, gói thầu để tổ chức lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu theo hình thức mua sắm tập trung.
Nguyên tắc mua sắm tập trung được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 87 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì nguyên tắc mua sắm tập trung được quy định như sau:
- Việc mua sắm tập trung được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì thuê tư vấn đấu thầu thực hiện việc lựa chọn nhà thầu.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung sử dụng thỏa thuận khung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung. Trường hợp thỏa thuận khung còn hiệu lực mà ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 22, khoản 23 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?