Đơn vị mua sắm tập trung có thể ký kết văn bản thỏa thuận khung với nhiều nhà thầu cùng lúc không?
- Chỉ đưa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ nào?
- Nội dung thỏa thuận khung đối với gói thầu mua sắm tập trung trong hồ sơ mời thầu phải có những nội dung gì?
- Đơn vị mua sắm tập trung có thể ký kết văn bản thỏa thuận khung với nhiều nhà thầu cùng lúc không?
Chỉ đưa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ nào?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Căn cứ Điều 71 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung như sau:
Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung
1. Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.
2. Trách nhiệm ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:
a) Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia. Riêng danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành;
b) Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình.
Theo đó, chỉ được phép đưa những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng được một trong các điều kiện sau và danh mục hàng hóa dịch vụ mua sắm tập trung:
(1) Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
(2) Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.
Cũng theo quy định trên, Bộ Tài chính sẽ là cơ quan ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia. Riêng danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành. Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình.
Có thể ký kết văn bản thỏa thuận khung với gói thầu mua sắm tập trung với nhiều nhà thầu cùng lúc không? (Hình từ Internet)
Nội dung thỏa thuận khung đối với gói thầu mua sắm tập trung trong hồ sơ mời thầu phải có những nội dung gì?
Theo Điều 72 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì nội dung thỏa thuận khung đối với gói thầu mua sắm tập trung trong hồ sơ mời thầu phải có những nội dung sau:
(1) Phạm vi cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bảng kê số lượng hàng hóa, dịch vụ;
(2) Thời gian, địa điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ dự kiến;
(3) Điều kiện bàn giao hàng hóa, dịch vụ; tạm ứng, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
(4) Mức giá trần tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ;
(5) Điều kiện bảo hành, bảo trì; đào tạo, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
(6) Trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
(7) Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp ký hợp đồng mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
(8) Trách nhiệm của đơn vị mua sắm tập trung;
(9) Thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận khung;
(10) Xử phạt do vi phạm hợp đồng;
(11) Các nội dung liên quan khác.
Đơn vị mua sắm tập trung có thể ký kết văn bản thỏa thuận khung với nhiều nhà thầu cùng lúc không?
Căn cứ Điều 69 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm trong mua sắm tập trung như sau:
Trách nhiệm trong mua sắm tập trung
1. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật Đấu thầu, đối với quy định tại Khoản 2 Điều 74 và Điểm c Khoản 2 Điều 75 của Luật Đấu thầu được thực hiện theo một trong hai cách sau:
a) Trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu;
b) Ký văn bản thỏa thuận khung theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu.
2. Cấp trên của đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
Dẫn chiếu Điều 44 Luật Đấu thầu 2013 quy định về việc ký kết văn bản thỏa thuận khung như sau:
Quy định chung về mua sắm tập trung
1. Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
2. Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư.
3. Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:
a) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
b) Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
4. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng ký với các đơn vị có nhu cầu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, đơn vị mua sắm tập trung có thể ký kết văn bản thỏa thuận khung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn làm cơ sở để các đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?