Phó trưởng phòng của đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền xử lý công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt không?
- Phó trưởng phòng của đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền xử lý công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt không?
- Trưởng phòng được phép ủy quyền cho tối đa bao nhiêu Phó trưởng phòng phụ trách phòng khi mình vắng mặt?
- Phó trưởng phòng có phải trực tiếp báo cáo cho Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 về việc thực hiện nhiệm vụ của mình không?
Phó trưởng phòng của đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền xử lý công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng
...
2. Phó trưởng phòng
a) Giúp Trưởng phòng quản lý hoạt động của phòng theo sự phân công của Trưởng phòng; Quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các công chức do mình phụ trách; trực tiếp thực hiện một số công việc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của phòng và các nhiệm vụ theo yêu cầu của Phó Kiểm toán trưởng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Lãnh đạo KTNN chuyên ngành III và trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ đó;
b) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực được phân công phụ trách;
c) Khi Trưởng phòng ủy quyền, được thay mặt Trưởng phòng điều hành công việc của phòng. Khi phát sinh những vấn đề quan trọng, phức tạp hoặc vượt quá thẩm quyền thì phải kịp thời báo cáo Trưởng phòng trước khi quyết định;
d) Trường hợp vắng mặt vì việc riêng: nếu nghỉ 01 ngày trở xuống xin phép Trưởng phòng, nghỉ trên 01 làm việc thì phải được sự đồng ý của Kiểm toán trưởng;
e) Thực hiện các nhiệm vụ do Lãnh đạo KTNN chuyên ngành III giao và các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.
Như vậy, trong thời gian Trưởng phòng vắng mặt, Phó trưởng phòng chỉ được điều hành công việc của phòng khi có sự ủy quyền của Trưởng phòng.
Lưu ý: Khi phát sinh những vấn đề quan trọng, phức tạp hoặc vượt quá thẩm quyền thì phải kịp thời báo cáo Trưởng phòng trước khi quyết định.
Phó trưởng phòng của đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có quyền xử lý công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt không? (Hình từ Internet)
Trưởng phòng được phép ủy quyền cho tối đa bao nhiêu Phó trưởng phòng phụ trách phòng khi mình vắng mặt?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng
1. Trưởng phòng
a) Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động chung của phòng trước Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng trực tiếp phụ trách và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao của phòng;
c) Phân công công việc, theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các công việc được giao cho Phó trưởng phòng và các công chức, người lao động thuộc phòng; hàng năm hoặc đột xuất phải tiến hành sơ kết, tổng kết công tác của phòng, đánh giá cán bộ, công chức của phòng theo hướng dẫn của ngành, đồng thời báo cáo Phó Kiểm toán trưởng trực tiếp phụ trách; ủy quyền cho một Phó trưởng phòng phụ trách phòng khi vắng mặt;
d) Phối hợp với các phòng khác để giải quyết các công việc có liên quan; báo cáo Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng trực tiếp phụ trách về việc thực hiện nhiệm vụ của phòng và các vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc những vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các phòng;
...
Như vậy, Trưởng phòng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 chỉ được phép ủy quyền cho một Phó trưởng phòng phụ trách phòng khi mình vắng mặt.
Phó trưởng phòng có phải trực tiếp báo cáo cho Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 về việc thực hiện nhiệm vụ của mình không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 ban hành kèm theo Quyết định 153/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Quan hệ công tác giữa Lãnh đạo KTNN chuyên ngành III với Trưởng phòng
1. Định kỳ 06 tháng một lần hoặc theo yêu cầu, Lãnh đạo KTNN chuyên ngành III làm việc với Trưởng phòng theo lĩnh vực phụ trách và các bộ phận có liên quan.
2. Trưởng phòng chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo của Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng trực tiếp phụ trách. Trong quá trình giải quyết công việc, trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của Phó Kiểm toán trưởng trực tiếp phụ trách, Trưởng phòng phải chấp hành sự chỉ đạo của Phó Kiểm toán trưởng nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo với Kiểm toán trưởng.
3. Trưởng phòng báo cáo kết quả công tác và đề xuất trực tiếp với Kiểm toán trưởng và Phó kiểm toán trưởng được phân công phụ trách những vấn đề cần giải quyết, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch công tác liên quan đến nhiệm vụ được giao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
4. Ngoài kế hoạch công tác, Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng trực tiếp báo cáo Kiểm toán trưởng việc thực hiện nhiệm vụ và các vấn đề có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Phó trưởng phòng phải trực tiếp báo cáo cho Kiểm toán trưởng đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?