Người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng thì có bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ không?

Cho tôi hỏi trường hợp người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng thì có bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ không? Câu hỏi của chị Thanh từ Nghệ An.

Thời điểm đánh giá phân loại người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước là khi nào?

Căn cứ Điều 35 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về thời điểm đánh giá và gửi báo cáo đánh giá như sau:

Thời điểm đánh giá và gửi báo cáo đánh giá
Việc đánh giá người quản lý được thực hiện hàng năm ngay sau khi đơn vị công khai báo cáo tài chính năm theo quy định và gửi báo cáo Thống đốc (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 5 của năm sau liền kề năm đánh giá kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan.

Như vậy, việc đánh giá người quản lý được thực hiện hàng năm ngay sau khi đơn vị công khai báo cáo tài chính năm theo quy định và gửi báo cáo Thống đốc trước ngày 31 tháng 5 của năm sau liền kề năm đánh giá kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan.

Người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng thì có bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ không?

Thời điểm đánh giá phân loại người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước là khi nào? (Hình từ Internet)

Người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì?

Căn cứ Điều 40 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ như sau:

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
Người quản lý được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Các tiêu chí được quy định tại Khoản 2, 3 và 5 Điều 39 Quy chế này;
2. Đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành từ 70% đến 90% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan;
3. Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, căn cứ Điều 39 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:

Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người quản lý được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành trên 90% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan;
2. Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của đơn vị;
3. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;
4. Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao;
5. Tham gia ít nhất 01 hoạt động xã hội do chủ sở hữu, đơn vị tổ chức.

Như vậy, theo quy định, người quản lý muốn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ thì cần đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:

(1) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của đơn vị;

(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;

(3) Tham gia ít nhất 01 hoạt động xã hội do chủ sở hữu, đơn vị tổ chức.

(4) Đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành từ 70% đến 90% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan;

(5) Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Người quản lý vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng thì có bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ không?

Căn cứ Điều 41 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ như sau:

Tiêu chí đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
Người quản lý được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau:
1. Đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
2. Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành đơn vị (hoặc một trong các đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) không hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
3. Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định;
4. Vi phạm điều lệ, nội quy, quy chế của đơn vị;
5. Để xảy ra mất đoàn kết trong đơn vị hoặc các đơn vị thành viên được giao phụ trách.

Như vậy, theo quy định, nếu người quản lý vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật thì có thể bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Người quản lý
Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định?
Pháp luật
Tải mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
Pháp luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tổ chức tín dụng triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại ADB?
Pháp luật
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại AIIB?
Pháp luật
Hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền là gì?
Pháp luật
Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý?
Pháp luật
Cá nhân muốn trở thành người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý thì phải có kinh nghiệm công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người quản lý
319 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người quản lý Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: