Người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển vào dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động 30 tháng 4 được nghỉ bù bao nhiêu ngày?
- Người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển được nghỉ vào những ngày lễ, tết nào?
- Người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển vào dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động 30 tháng 4 được nghỉ bù bao nhiêu ngày?
- Người sử dụng lao động vi phạm về việc bố trí thời gian nghỉ bù ít hơn quy định thì bị phạt như thế nào?
Người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển được nghỉ vào những ngày lễ, tết nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương vào những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lưu ý: Đối với người lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam thì ngoài những ngày lễ, Tết nếu trên người lao động còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển vào dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động 30 tháng 4 được nghỉ bù bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 8 Thông tư 20/2023/TT-BCT về thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm việc trên công trình dầu khí trên biển như sau:
Thời giờ nghỉ ngơi
1. Sau mỗi ca làm việc, người lao động được bố trí nghỉ liên tục tối thiểu 10 giờ trước khi bắt đầu ca làm việc mới.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian nghỉ giải lao giữa giờ làm việc tính vào thời giờ làm việc, trong đó tổng thời gian nghỉ giữa giờ làm việc tối thiểu 60 phút và phải đảm bảo được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa ca làm việc, sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc thường xuyên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.
4. Người lao động làm việc không thường xuyên được bố trí nghỉ phù hợp với tình hình công việc, theo tỷ lệ như sau:
a. Làm việc trên công trình dầu khí trên biển vào ngày làm việc trong tuần: 1 ngày làm việc trên biển nghỉ bù nửa ngày làm việc;
b. Làm việc trên công trình dầu khí trên biển vào ngày nghỉ hàng tuần: 1 ngày làm việc trên biển nghỉ bù 1 ngày làm việc;
c. Làm việc trên công trình dầu khí trên biển ngày Lễ, Tết: 1 ngày làm việc trên biển nghỉ bù 2 ngày làm việc.
Theo quy định người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển làm việc vào ngày lễ, tết thì 1 ngày làm việc thì được bố trí phù hợp với tình hình công việc để được nghỉ bù 2 ngày làm việc.
Như vậy, người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển vào dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động 30 tháng 4 sẽ được nghỉ bù 2 ngày làm việc.
Người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển vào dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động 30 tháng 4 được nghỉ bù bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động vi phạm về việc bố trí thời gian nghỉ bù ít hơn quy định thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
...
Theo đó, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi vi phạm, đối với người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi mức phạt của cá nhân. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Như vậy, người sử dụng lao động vi phạm về việc bố trí thời gian nghỉ bù ít hơn quy định pháp luật thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân và 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?