Người bán thuốc thú y phải có trình độ thế nào? Điều kiện buôn bán thuốc thú y hiện nay thế nào?
Người bán thuốc thú y phải có trình độ thế nào?
Người bán thuốc thú y phải có trình độ thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 35/2016/NĐ-CP có quy định:
Điều kiện hành nghề thú y
Tổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải có đủ Điều kiện theo quy định tại Điều 108 của Luật thú y và phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn như sau:
1. Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.
2. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
3. Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
…
Theo đó, người buôn bán thuốc thú y phải có có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
Điều kiện buôn bán thuốc thú y hiện nay là gì?
Căn cứ theo Điều 92 Luật Thú y 2015 có quy định về điều kiện buôn bán thuốc thú y như sau:
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
Về cơ sở vật chất, kỹ thuật được hướng dẫn rõ hơn tại Điều 17 Nghị định 35/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP như sau:
Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.
Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm. Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm.
- Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
Ai được quảng cáo thuốc thú y? Nội dung quảng cáo thuốc thú y có những gì?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 91 Luật Thú y 2015 có quy định:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc thú y
1. Cơ sở sản xuất thuốc thú y có quyền sau đây:
a) Sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam;
b) Nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y để sản xuất, tái xuất theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài; nhượng quyền theo hợp đồng;
c) Thông tin, quảng cáo thuốc thú y theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
…
Theo đó, cơ sở sản xuất thuốc thú y có quyền quảng cáo thuốc thú y theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Nội dung quảng cáo thuốc thú y theo Điều 41 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT cụ thể như sau:
Quảng cáo thuốc thú y bắt buộc phải có các nội dung sau trừ trường hợp (*):
- Tên thương phẩm, công thức bào chế của thuốc thú y;
- Công dụng và những Điều lưu ý khi sử dụng, bảo quản thuốc thú y;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối.
(*) Nội dung quảng cáo thuốc thú y trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, các vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, phương tiện giao thông, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo không nhất thiết phải chứa đầy đủ các nội dung bắt buộc.
Nội dung quảng cáo thuốc thú y phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 42 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT xác nhận:
Cục Thú y cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y đối với báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của Trung ương, phát hành toàn quốc.
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;
Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo;
Phương tiện giao thông;
Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao;
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nội dung tối thiểu của Giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu gồm những gì? Thời hạn cấp Giấy chứng nhận?
- Lễ 30 4 tiếng Anh là gì? Lễ 1 5 tiếng Anh là gì? Quốc tế lao động tiếng Anh là gì? Lễ 30/4 1/5 tiếng Anh?
- Bài phát biểu Ngày Hội đọc sách dành cho Hiệu trưởng hay ý nghĩa? Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động nào?
- Nghề thủ công mỹ nghệ là gì? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ?
- Cấm đường ngày 14 4 và 15 4 tại Hà Nội năm 2025 chào đón đoàn khách quốc tế như thế nào? Chi tiết các tuyến đường bị cấm?