Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn? Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào?

Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn? Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào? Danh mục các hoạt chất kháng sinh sử dụng phòng bệnh cho động vật trên cạn gồm những gì?

Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi Khoản 19 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BNNPTNT, Các loại thuốc thú y không phải kê đơn được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bao gồm:

- Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị bệnh cầu trùng bao gồm: Decoquinate, Diclazuril, Halofuginone hydrobromide, Lasalocid A sodium, Maduramicin ammonium alpha, Monensin sodium, Narasin, Nicarbazin, Robenidine hydrochloride, Salinomycin sodium, Semduramicin sodium.

- Thuốc thú y có chứa hoạt chất sát trùng, khử trùng, tiêu độc dùng trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Các loại vắc xin, kháng thể dùng trong thú y.

- Hoóc môn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

- Các loại thuốc thú y dùng cho mục đích tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh.

- Thảo dược, dược liệu dùng trong thú y.

- Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị nội, ngoại ký sinh trùng.

kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi

Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn? Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào?(Hình ảnh từ Internet)

Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 13/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
...
3. Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như sau:
a) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020;
b) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
c) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022;
d) Thuốc thú y có chứa kháng sinh không thuộc quy định tại điểm a, b và c khoản này đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
...

Theo quy định trên, thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng, rất quan trọng và quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày được quy định cụ thể bên trên.

Lưu ý, thuốc thú y có chứa kháng sinh không thuộc quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 12 Nghị định 13/2020/NĐ-CP đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.

Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.

Danh mục các hoạt chất kháng sinh sử dụng phòng bệnh cho động vật trên cạn gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT có quy định về Danh mục các hoạt chất kháng sinh sử dụng phòng bệnh cho động vật trên cạn cụ thể như sau:

- Danh mục các hoạt chất thuốc thú y thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT bao gồm:

STT

NHÓM

TÊN HOẠT CHẤT

1

Aminoglycosides

Amikacin, Dihydrostreptomycin, Framycetin, Gentamicin, Kanamycin, Neomycin, Streptomycin, Tobramycin, Apramycin

2

Ansamycins

Rifabutin, Rifampicin, Rifamycin

3

Carbapenems và Penems khác

Panipenem

4

Cephalosporins (thế hệ 3, 4, 5)

Cefoperazone, Cefoperazone-sulbactam, Cefotaxime, Ceftriaxone, Ceftriaxone-sulbactam, Ceftiofur, Cefquinome

5

Quinolones và Fluoroquinolones

Danofloxacin, Difloxacin, Enoxacin, Enrofloxacin, Flumequine, Marbofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Oxolinic acid

6

Marclolides và Ketolides

Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin, Josamycin, Oleandomycin, Roxithromycin, Spiramycin, Gamithromycin, Kitasamycin, Tildipirosin, Tilmicosin, Tulathromycin, Tylosin, Tylvalosin

7

Penicillins (tự nhiên, aminopenicillins và antipseudomonal)

Amoxicillin, Amoxicillin- clavulanic acid, Ampicillin, Ampicillin-sulbactam, Bacampicillin, Penamecillin penicillin G (Benzylpenicillin), Penicillin V (Phenoxymethyl Penicillin), Pheneticillin, Penethamate hydriodide

8

Dẫn xuất của axit Phosphonic

Fosfomycin

9

Polymyxins

Colistin, Polymycin B

10

Thuốc sử dụng trị bệnh lao và các bệnh khác do vi khuẩn Mycobacteria

Calcium aminosalicylate

- Danh mục các hoạt chất thuốc thú y thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT bao gồm:

STT

Nhóm

Tên hoạt chất

1

Amphenicols

Thiamphenicol, Florfenicol

2

Cephalosporins (thế hệ 1 và 2) và Cephamycins

Cefadroxil, Cefalexin, Cefapirin, Cefazolin, Cefuroxime

3

Lincosamides

Clindamycin, Lincomycin

4

Penicillins (anti- staphylococcal)

Cloxacillin, Dicloxacillin, Oxacillin

5

Sulfonamides, Dihydrofolate, giảm, ức chế và kết hợp

Pyrimethamine, Sulfadiazine, Sulfadimethoxine, Sulfadimidine, Sulfafurazole (Sulfisoxazole), Sulfaisodimidine, Sulfalene, Sulfamazone, Sulfamerazine, Sulfamethizole, Sulfamethoxazole, Sulfamethoxypyridazine, Sulfametomidine, Sulfametoxydiazine, Sulfametrole, Sulfamoxole, Sulfanilamide, Sulfaperin, Sulfaphenazole, Sulfapyridine, Sulfathiazole, Trimethoprim

6

Tetracyclines

Chlortetracycline, Doxycycline, Oxytetracycline, Tetracycline

- Danh mục các hoạt chất thuốc thú y thuộc nhóm kháng sinh quan trọng tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT bao gồm:

STT

Nhóm

Tên hoạt chất

1

Aminocyclitols

Spectinomycin

2

Cyclic polypeptides

Bacitracin

3

Pleuromutilins

Tiamulin, Valnemulin

Thuốc thú y Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc thú y
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thuốc thú y nhỏ tai, xịt mũi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có văn bằng kĩ sư chăn nuôi thú y có đủ điều kiện chuyên môn để buôn bán thuốc thú y hay không?
Pháp luật
Điều kiện để mở cửa hàng nhỏ chăm sóc thú y cần thực hiện những gì? Nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y bị tẩy xóa thì có được cấp lại hay không?
Pháp luật
Có bằng tốt nghiệp chăn nuôi thuốc thú y thì có được hành nghề kinh doanh thuốc thú y không?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký lưu hành KIT xét nghiệm thú y sẽ gồm những gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn? Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người thì phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Có được phép nghiên cứu thuốc thú y có chứa chất ma túy hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép nghiên cứu thuốc thú y có chứa chất ma túy?
Pháp luật
Nhập khẩu thuốc thú y thì đăng ký lưu hành trước hay đăng ký đủ điều kiện nhập khẩu trước theo quy định?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12682:2019 quy định về trình tự lấy mẫu thuốc thú y để kiểm tra chất lượng như thế nào?
Pháp luật
Kiểm nghiệm thuốc là gì? Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y có bắt buộc phải tách biệt đảm bảo an toàn với công trình công cộng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc thú y
660 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc thú y

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc thú y

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào