Nghiệp vụ thị trường mở là gì? Trường hợp thành viên nghiệp vụ thị trường mở không thực hiện thanh toán hợp đồng mua, bán giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước sẽ bị xử lý như thế nào?
Nghiệp vụ thị trường mở là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-NHNN định nghĩa về nghiệp vụ thị trường mở như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên.”
Nghiệp vụ thị trường mở là gì?
Quy định đối với thành viên nghiệp vụ thị trường mở
Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thị trường có đối tượng áp dụng như sau:
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) và được Ngân hàng Nhà nước công nhận là thành viên nghiệp vụ thị trường mở (sau đây gọi tắt là thành viên).
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định về điều kiện đối với thành viên nghiệp vụ thị trường mở như sau:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được công nhận là thành viên khi đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau đây:
+ Có tài Khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước.
+ Được Ngân hàng Nhà nước cấp mã ngân hàng.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu tham gia vào thị trường mở thực hiện thủ tục công nhận thành viên theo Điều 6 Thông tư 42/2015/TT-NHNN như sau:
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Giấy đề nghị tham gia nghiệp vụ thị trường mở theo Phụ lục số 01/TTM đính kèm Thông tư 42/2015/TT-NHNN đến Ngân hàng Nhà nước để được xem xét cấp Giấy công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị tham gia nghiệp vụ thị trường mở của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc cấp Giấy công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở khi đủ Điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này hoặc có văn bản trả lời cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu không đủ Điều kiện.
+ Thủ tục công nhận lại thành viên đối với trường hợp thành viên đã chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư này được thực hiện như thủ tục công nhận thành viên lần đầu.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được công nhận là thành viên sẽ được cấp mã khóa truy cập, mã khóa ký chữ ký điện tử và phân quyền cho thành viên theo quy định tại Điều 9 Thông tư 42/2015/TT-NHNN như sau:
+ Khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được công nhận là thành viên, Ngân hàng Nhà nước cấp mã khóa truy cập, mã khóa ký chữ ký điện tử và phân quyền cho nhân sự tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở theo đề nghị của thành viên.
+ Việc cấp mã khóa truy cập, mã khóa ký chữ ký điện tử do Cục Công nghệ tin học thực hiện phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước. Việc phân quyền cho nhân sự tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của thành viên do Sở Giao dịch thực hiện theo Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.
- Thành viên nghiệp vụ thị trường mở sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-NHNN như sau:
+ Thành viên bị tự động chấm dứt tư cách thành viên khi thành viên bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản;
+ Khi tài Khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước của thành viên bị đóng, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thành viên.
Thành viên có nhu cầu chấm dứt tư cách thành viên và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên theo Phụ lục số 02/TTM đính kèm Thông tư 42/2015/TT-NHNN đến Ngân hàng Nhà nước. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị chấm dứt tư cách thành viên, Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo về việc chấm dứt tư cách thành viên gửi cho thành viên.
Khi chấm dứt tư cách thành viên, Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước (sau đây gọi tắt là Sở Giao dịch) thông báo cho Cục Công nghệ tin học để thu hồi mã khóa truy cập và mã khóa ký chữ ký điện tử của thành viên.
Thành viên nghiệp vụ thị trường mở bị xử lý như thế nào khi không thanh toán hợp đồng mua, bán giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước?
Trường hợp thành viên nghiệp vụ thị trường mở không thanh toán hợp đồng mua, bán giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước thì thực hiện xử lý theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 23 Thông tư 42/2015/TT-NHNN như sau:
- Trường hợp thành viên trúng thầu mua giấy tờ có giá không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền phải thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tự động trích tài Khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước của thành viên trúng thầu cho đủ số tiền phải thanh toán tương ứng với khối lượng trúng thầu của thành viên và thông báo cho thành viên biết. Trường hợp sau khi trích tài Khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước của thành viên vẫn không đủ số tiền phải thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) sẽ hủy phần kết quả trúng thầu chưa được thanh toán của thành viên; thứ tự ưu tiên từng loại giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
- Trường hợp đến hạn phải thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá mà thành viên không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền mua lại giấy tờ có giá thì Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tự động trích tài Khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước của thành viên cho đủ số tiền phải thanh toán theo thỏa thuận tại Hợp đồng cụ thể và thông báo cho thành viên biết. Trường hợp tài Khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước của thành viên không đủ tiền, Ngân hàng Nhà nước chuyển số tiền còn phải thanh toán của thành viên sang nợ quá hạn và thành viên phải chịu phạt nợ quá hạn theo quy định tại Khoản 5 Điều này; đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ tạm giữ toàn bộ khối lượng giấy tờ có giá và sẽ tiếp tục trích tài Khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước của thành viên để thu hồi số tiền còn thiếu (gồm cả lãi nợ quá hạn) khi tài Khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước của thành viên có tiền và hoàn trả lại giấy tờ có giá cho thành viên khi đã thu hồi đủ số tiền còn thiếu hoặc Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét bán giấy tờ có giá khi chưa đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá, hoặc thanh toán với tổ chức phát hành khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá để thu hồi số tiền còn thiếu (gồm cả lãi nợ quá hạn). Trong trường hợp này, số tiền phạt nợ quá hạn được tính theo công thức sau:
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 24 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định trường hợp thành viên không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền phải thanh toán khi trúng thầu mua giấy tờ có giá thì bị Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch mua, bán giấy tờ có giá với thành viên đó trong 03 phiên giao dịch kế tiếp, trừ trường hợp có lý do bất khả kháng và thành viên có văn bản thông báo với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch).
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên nghiệp vụ thị trường mở. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước công nhận là thành viên nghiệp vụ thị trường mở phải đáp ứng các điều kiện cụ thể, thực hiện thủ tục công nhận thành viên với Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
Trường hợp khi đã là thành viên nghiệp vụ thị trường mở mà không không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền phải thanh toán khi mua, bán giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước thì thành viên đó sẽ bị Ngân hàng Nhà nước xử lý theo quy định tại khoản 2, 3, 5 Điều 23 và khoản 2 Điều 24 Thông tư 42/2015/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?