Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện có hiệu lực bắt đầu từ khi nào sau ngày ký đối với nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật?
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện khi nào thì được xem là văn bản quy phạm pháp luật?
- Các trường hợp nào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện không được xem là văn bản quy phạm pháp luật?
- Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện có hiệu lực bắt đầu từ khi nào sau ngày ký đối với nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật?
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện khi nào thì được xem là văn bản quy phạm pháp luật?
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện sẽ được xem là văn bản quy phạm pháp luật khi nội dung của văn bản ban hành thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) như sau:
"Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương."
Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện có hiệu lực bắt đầu từ khi nào sau ngày ký đối với nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật?
Các trường hợp nào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện không được xem là văn bản quy phạm pháp luật?
Về các trường hợp Nghị quyết của Hội đồng nhân dân không phải là văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP) gồm có:
+ Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác;
+ Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác;
+ Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;
+ Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
+ Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
+ Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;
+ Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;
+ Nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;
+ Các nghị quyết, quyết định khác không có nội dung quy định tại các Điều 27, 28, 29 và Điều 30 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện có hiệu lực bắt đầu từ khi nào sau ngày ký đối với nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật?
Nội dung này được quy định tại Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) như sau:
“Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Như vậy đối với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện thì thời điểm có hiệu lực sẽ được ghi tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
Đối với các văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì sẽ có hiệu lực ngay từ ngày ký hoặc ngày thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?