Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Nếu có thì ai là đại diện pháp nhân của ngân hàng?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Theo quy định nêu trên thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân.
Ai là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 như sau:
Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;
b) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định nêu trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Ai là đại diện pháp nhân của ngân hàng? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ đúng không?
Theo khoản 25 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
5. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
6. Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
7. Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
9. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
...
25. Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
27. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?