Mức lương mới nhất của Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương?
Mức lương mới nhất của Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương?
Theo thông tin anh cung cấp, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng VKSND tối cao hiện nay đang giữ quân hàm Trung tướng.
Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu (Bảng 1) ban hành kèm Thông tư 41/2023/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP quy định cách tính mức lương của Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng |
Như vậy, mức lương mới nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng VKSND tối cao là 16.560.000 đồng/tháng.
Mức lương mới nhất của Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương? (Hình từ Internet)
Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng VKSND tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn căn cứ theo khoản 2 Điều 69 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát quân sự; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên các ngạch Viện kiểm sát quân sự;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng VKSND tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát quân sự; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên các ngạch Viện kiểm sát quân sự;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương căn cứ theo Điều 50 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát quân sự
1. Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong quân đội.
2. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật này; bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác trong quân đội; bảo đảm mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.
3. Viện kiểm sát quân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Chương II của Luật này và kiểm sát thi hành án dân sự quy định tại Điều 28 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?