Ai có thẩm quyền bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân? Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên bị bãi nhiệm khi bị bãi nhiệm Hội thẩm đúng không?
Hội thẩm quân nhân có nhiệm kỳ bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 128 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
Nhiệm kỳ của Hội thẩm
1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
2. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm kể từ ngày được cử.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hội thẩm quân nhân có nhiệm kỳ 05 năm kể từ ngày được cử.
Ai có thẩm quyền bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân? Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên bị bãi nhiệm khi bị bãi nhiệm Hội thẩm đúng không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 127 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân.
Thành phần Hội thẩm nhân dân bảo đảm cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án và tình hình, đặc điểm của địa phương. Số lượng nhân sự đề xuất bầu Hội thẩm nhân dân phải có số dư.
Chánh án Tòa án nhân dân các cấp sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
2. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt đề xuất nhu cầu về số lượng Hội thẩm, đề cử danh sách Hội thẩm; đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ lựa chọn, giới thiệu người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại địa phương đó bầu Hội thẩm tham gia xét xử tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt. Số lượng nhân sự đề xuất bầu Hội thẩm nhân dân phải có số dư.
Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
3. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
4. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực do Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương đề nghị Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực.
Theo đó, thẩm quyền bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân được quy định như sau:
- Đối với Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử thì Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có quyền bãi nhiệm.
- Đối với Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực do Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử thì Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương có quyền bãi nhiệm.
Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên bị bãi nhiệm khi bị bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân đúng không?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 có quy định như sau:
Việc cử Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân
1. Hội thẩm quân nhân có uy tín, kinh nghiệm làm công tác xét xử thì có thể được cử làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân.
2. Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương nơi có Tòa án quân sự cử Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân trong số các Hội thẩm quân nhân theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự cùng cấp.
3. Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm khi được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân.
Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác; có thể bị bãi nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
Chánh án Tòa án quân sự đề nghị Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương nơi có Tòa án quân sự ra quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân.
Như vậy, Trưởng đoàn Hội thẩm quân nhân đương nhiên bị bãi nhiệm khi bị bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể lại một truyền thuyết nước ngoài mà em yêu thích lớp 5 siêu hay, ấn tượng?
- Mẫu giấy đề nghị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ?
- Công chức cấp xã có được tiếp nhận viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập vào làm hay không?
- Sự kiện Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng? Cập nhật ngày lễ theo Lịch Công giáo tháng 4 năm 2025 quan trọng?
- Phương thức nộp tiền bồi hoàn hỗ trợ chi phí chính sách đầu tư của doanh nghiệp theo Nghị định 182?