Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 có cơ cấu tổ chức ra sao? Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát Quân sự?
Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 có cơ cấu tổ chức ra sao?
Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 căn cứ theo Điều 54 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Các ban và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
Căn cứ trên quy định về cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7:
(1) Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 gồm có:
- Ủy ban kiểm sát;
- Các ban và bộ máy giúp việc.
(2) Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người lao động khác.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 căn cứ theo Điều 50 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát quân sự
1. Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong quân đội.
2. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật này; bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác trong quân đội; bảo đảm mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.
3. Viện kiểm sát quân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Chương II của Luật này và kiểm sát thi hành án dân sự quy định tại Điều 28 của Luật này.
Theo đó, Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong quân đội.
- Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014; bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác trong quân đội; bảo đảm mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.
- Viện kiểm sát quân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Chương II Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 và kiểm sát thi hành án dân sự quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014.
Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 có cơ cấu tổ chức ra sao? Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát Quân sự? (Hình từ Internet)
Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 theo đề nghị của ai?
Thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự cấp mình và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; trả lời chất vấn trước Hội nghị đại biểu quân nhân do cơ quan chính trị quân khu và tương đương tổ chức hằng năm;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Theo quy định nêu trên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 43: Hoàn thành tổ chức lại hệ thống Thanh tra trước ngày bao nhiêu? Thẩm quyền chỉ đạo thực hiện?
- Hướng dẫn cách điền đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 10 Hà Nội? Hướng dẫn đăng ký tuyển sinh lớp 10 Hà Nội?
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ 30 4 có được miễn thuế TNCN không? Tiền lương làm thêm giờ được tính như thế nào?
- Đối với lựa chọn nhà đầu tư biểu mẫu mời thầu và dự thầu có phải 1 trong những hồ sơ mời thầu? Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư là khi nào?
- Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp theo Nghị quyết 76 2025 như thế nào?