Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc? Yêu cầu cần đạt khi viết đoạn văn của học sinh lớp 4 là gì?
Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc?
Tham khảo "Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc?" dưới đây:
Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc: Mẫu 1
Có thể nói rằng, một dân tộc, một đất nước có lớn mạnh hay không đều được nhìn qua nền văn hóa của dân tộc, đất nước đó. Nền văn hóa của một dân tộc phản ánh bề dày lịch sử, bản sắc và cả tâm hồn của người dân trong đất nước. Việc bảo vệ, giữ gìn văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc chính là bảo vệ cội nguồn, giá trị riêng của đất nước. Trong xã hội ngày nay, khi dòng chảy toàn cầu hóa ngày càng trở nên phổ biến kéo theo việc du nhập văn hóa vào các quốc gia ngày càng nhiều. Sự giao lưu văn hóa đó đang trở thành một mối đe dọa, một tác nhân làm mai một đi những giá trị truyền thống văn hóa. Qua đó, đối với các thế hệ trẻ nói riêng và toàn dân tộc nói chung, việc bảo vệ, giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc là điều vô cùng cấp bách. Những nét văn hóa như trang phục, nghề truyền thống, lễ hội, tập tục,.... mang đậm nét truyền thống cổ xưa, là minh chứng sống cho một đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Việc giữ gìn cũng như phát huy những nét văn hóa truyền thống của dân tộc sẽ khiến các thế hệ sau hiểu được và cảm thấy tự hào về cội nguồn nơi mình sinh ra. Từ đó, phát triển nền văn hóa truyền thống của nước nhà, giúp nền văn hóa truyền thống vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình đến với các nước khác để tạo dựng một hình ảnh đất nước thật đẹp. |
Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc: Mẫu 2
Giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc là một trong những trách nhiệm của mọi người dân trên đất nước. Việc giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc phải được xuất phát từ nhận thức và được bộc lộ thành những hành động thường ngày. Văn hóa truyền thống của dân tộc là báu vật vô giá được đúc kết từ ngàn đời. Nền văn hóa của một dân tộc như một quyển sách lịch sử, thể hiện phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, lối sống của người dân trên một đất nước. Việc giữ gìn văn hóa truyền thống của một dân tộc không chỉ là giữ gìn những ký ức cổ xưa để hoài niệm mà còn khẳng định giá trị của một quốc gia trước một thế giới đa dạng màu sắc. Qua đó, thế hệ trẻ nên và phải được giáo dục về những giá trị văn hóa truyền thống để chúng biết, hiểu và có thể giữ gìn, bảo vệ những nét truyền thống đó không bị mai một đi theo từng năm tháng. |
Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc: Mẫu 3
Văn hóa truyền thống dân tộc là tài sản quý giá mà ông cha ta - những thế hệ đi trước đúc kết lại và lưu truyền cho con cháu sau này. Những giá trị văn hóa như lời ăn, tiêng nói, phong tục tập quán, giọng điệu, lối sống, trang phục,... là những minh chứng cho sự phát triển của một xã hội. Văn hóa truyền thống của một dân tộc cần được phổ biến rộng rãi đến các thế hệ trẻ sau này, để chúng hiểu được cội nguồn của bản thân, cảm thấy tự hào về nơi mình được sinh ra và lớn lên, rồi dùng lòng tự hào đó, xây dựng nên những trách nhiệm trong giữ gìn những báu vật của dân tộc mình. Việc giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống của dân tộc là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của một quốc gia. |
Lưu ý: "Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc?" nêu trên chỉ mang tính tham khảo!
Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc? Yêu cầu cần đạt khi viết đoạn văn của học sinh lớp 4 là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt khi viết đoạn văn của học sinh lớp 4 là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt của kỹ năng viết trong chương trình giáo dục ngữ văn lớp 4 như sau:
VIẾT
KĨ THUẬT VIẾT
Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan.
VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN
Quy trình viết
- Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
- Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau.
Thực hành viết
- Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó.
- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.
- Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả.
- Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết.
- Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 - 3 bước.
- Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè.
Theo đó, yêu cầu cần đạt khi viết đoạn văn của học sinh lớp 4 là thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau.
Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn đối với cấp tiểu học là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về ục tiêu cấp tiểu học như sau
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở đâu? Mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ? Hoạt động sưu tầm của bảo tàng được quy định như thế nào?
- Bộ Y tế: 9 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế tiêu biểu về lĩnh vực dược và mỹ phẩm đối với thị trường hiện nay?
- Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì? Theo quy định, học sinh lớp 9 là bao nhiêu tuổi?
- Xe ô tô chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc cần chú ý điều gì? Xe ô tô ra khỏi đường cao tốc mà không tuân thủ quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức đặt cọc tối đa khi mua chung cư hình thành trong tương lai là bao nhiêu? Bàn giao chung cư hình thành trong tương lai được quy định thế nào?