Bộ Y tế: 9 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế tiêu biểu về lĩnh vực dược và mỹ phẩm đối với thị trường hiện nay?
Bộ Y tế: 9 nhiệm vụ và quyền hạn tiêu biểu của Bộ Y tế về lĩnh vực dược và mỹ phẩm đối với thị trường hiện nay?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định về 9 nhiệm vụ và quyền hạn tiêu biểu của Bộ Y tế về lĩnh vực dược và mỹ phẩm đối với thị trường hiện nay như sau:
(1) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược, mỹ phẩm; bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc; ban hành và cập nhật Dược điển Việt Nam và Dược thư quốc gia Việt Nam
(2) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt; danh mục thuốc hiếm; danh mục thuốc thiết yếu; danh mục thuốc đấu thầu; danh mục thuốc đấu thầu tập trung; danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá; công bố danh mục thuốc không kê đơn;
(3) Cấp, gia hạn, thay đổi, điều chỉnh, thay đổi, bổ sung và thu hồi: giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; cấp giấy chứng nhận sản phẩm dược; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc theo quy định của pháp luật và phù hợp thông lệ quốc tế
(4) Cấp, gia hạn, điều chỉnh, thay đổi, bổ sung và thu hồi: chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy chứng nhận thực hành tốt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật và phù hợp thông lệ quốc tế.
Công bố danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc và nguyên liệu làm thuốc; cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài đăng ký cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam; đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
(5) Cấp, thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu; phê duyệt thay đổi các nội dung đã công bố trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (CGMP) theo quy định của pháp luật
(6) Quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và mỹ phẩm; quyết định việc đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc và mỹ phẩm theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan có liên quan phòng, chống các hành vi sản xuất, lưu thông thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và phòng, chống nhập lậu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm theo quy định của pháp luật
(7) Tổ chức hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược; quản lý, thực hiện việc thông tin thuốc, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;
(8) Hướng dẫn thực hiện việc đấu thầu thuốc phục vụ công tác phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác trong các cơ sở y tế; tổ chức mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia và chủ trì đàm phán giá thuốc theo quy định của pháp luật
(9) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm và việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Bộ Y tế: 9 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế tiêu biểu về lĩnh vực dược và mỹ phẩm đối với thị trường hiện nay? (Hình từ internet)
Các chức năng chính của Bộ Y tế hiện nay bao gồm những gì?
Tại Điều 1 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; bà mẹ, trẻ em; dân số; phòng, chống tệ nạn xã hội (trừ nhiệm vụ cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy); bảo trợ xã hội; y, dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; thiết bị y tế; bảo hiểm y tế và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì các chức năng chính của Bộ Y tế hiện nay là quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau:
- Y tế dự phòng
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần
- Bà mẹ, trẻ em
- Dân số
- Phòng, chống tệ nạn xã hội (trừ nhiệm vụ cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy)
- Bảo trợ xã hội
- Y, dược cổ truyền
- Dược, mỹ phẩm
- An toàn thực phẩm
- Thiết bị y tế
- Bảo hiểm y tế
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Báo Sức khỏe và Đời sống có phải là tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ Y tế không?
Theo Điều 3 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định rằng:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bảo hiểm y tế.
2. Vụ Tổ chức cán bộ.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Hợp tác quốc tế.
6. Văn phòng bộ.
7. Thanh tra bộ.
8. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
9. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
10. Cục Quản lý Dược.
11. Cục An toàn thực phẩm.
12. Cục Hạ tầng và Thiết bị y tế.
13. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
14. Cục Dân số.
15. Cục Phòng bệnh.
16. Cục Bà mẹ và Trẻ em.
17. Cục Bảo trợ xã hội.
18. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
19. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
20. Báo Sức khỏe và Đời sống.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 18 đến khoản 20 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng.
Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Bộ Y tế theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Y tế.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Báo Sức khỏe và Đời sống là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Sau sáp nhập tỉnh: giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc như thế nào theo Hướng dẫn 01?
- Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào?
- Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2025? Tải về mẫu quyết định?
- Xem trực tiếp đua xe đạp Chặng 19 Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025 trên kênh nào? Link xem đua xe đạp Chặng 19 Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2025?
- Trình tự, thủ tục giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2025? Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải ra sao?